Categories: Ẩm thựcOrganic

Cái “Hay” Của Trà Xanh Hà Thành

CÁI “HAY” CỦA TRÀ XANH HÀ THÀNH

 

“Hương trà chưa cạn chén hàn ôn     
    Thuyền đã buông theo tiếng sóng dồn  
    Ngắm vợi  mây thu ùn mặt biển         
    Gác chuông thành cổ đọng hoàng hôn”.

Văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội hiện nay đã có những thay đổi nhiều so với văn hóa thưởng trà xưa từ khâu chuẩn bị, pha chế , thưởng thức tại gia trịnh trọng bấy nhiêu thì ngày nay hoà cùng dòng phát triển hiện đại. Nghệ thuật thưởng trà có nhiều thay đối, pha trộn nhiều phong cách khác nhau. Điều này cho thấy, tính thời đại đã quyết định không nhỏ đến những sinh hoạt văn hóa và thói quen thưởng thức trà trong đời sống của con người Hà Nội. Tuy nhiên dù có thay đổi như thế nào thì văn hoá thưởng thức trà vẫn gồm các khâu bắt buộc mà Trà Ngon sẽ chỉ ra sau đây:

 

 

Chuẩn bị nguyên liệu: Người Hà Nội rất mến khách, vì thế với khách tâm giao, người thân họ thường đem những loại trà ngon thơm để tiếp đãi, công đoạn chuẩn bị cũng rất kỹ lưỡng, từ nước pha trà, đến cách rót rà sao cho trà có độ thơm độ ngọt ngào thắm lòng gia chủ.
Thông thường nước chọn để pha trà sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng trà bởi thế các cụ ngày xưa mới có câu

 


“Nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm”

Nước mà người Hà Nội xưa ưu dùng để pha trà nhất là nước mưa hứng giữa trời được cất lọc, mưa càng to nước càng nhiều, nước trà càng xanh trong, hoặc có thể dùng nước giếng mùa hè, vừa mát vừa ngọt. Hiện nay những điều đó thật khó, theo xu hướng hiên đại hoá môi trường và nguồn nước không còn được sạch như xưa trong khi nhu cầu thưởng thức trà ở Hà Nội ngày một lớn, sẽ không thể đáp ứng chỉ dựa vào nguồn nước mua ít hỏi như của các cụ sành trà nữa, thay vào đó nước máy được đun sôi. Ở một số cửa hàng như Hiên Trà Hương Xuân nước được lấy là nước giếng được bơm lên bể để chưng 3,4 ngày được lọc qua và sử dụng.

 

Trà – “Trà Thái Gái Tuyên”. Trà Thái Nguyên (Tân Cương) không đâu ở Việt Nam có loại trà ngon đến thế, uống vào có vị chát đầu lưỡi, ngấm qua cuống họng thấy ngọt, vào bụng thì xao xuyến lòng người, có lẽ là loại trà mà người Hà Nội ưa thích nhất.  Ngoài ra còn có trà ướp hương sen, lài, hay trà tuyết cổ thụ, trà mạn Hà Giang, cũng thường thấy rất nhiều ở các phòng trà Hà Nội. Kế đến trà ướp sen có lẽ nên kể đến trà ướp sen Hồ Tây được người Hà Nội ví như báu vật và nét văn hoá Hà Nội còn lưu giữ đến nay.

 

 

Lửa trà – nấu trà cần chất đốt, người Hà Nội thường sử dụng than hoa để đun nước pha trà, nước được đun đều kỹ và phải đi kèm với trà cụ thì việc thưởng thức trà mới tuyệt mỹ.
Pha trà

Các cụ xưa thường có câu “Trà nô, tửu tướng”, uống rượu thì cần người hầu rượu, nhưng uống trà thì phải tự tay mình pha chế mới cảm nhận hết được chất của trà. Người Hà Nội vốn cầu kỳ và cẩn trọng nên với những loại trà sẽ có từng ấm pha trà, chén thưởng thức trà riêng và dĩ nhiên nhiệt độ sôi của nước cho mỗi loại trà cũng sẽ khác.
Trà cụ được sắp ngăn nắm, các loại trà được cất trong hộp kín, mở hộp lấy trà phải nhẹ nhà và nhanh, tránh sự tản hương của tràn. Ấm và chén trà khi tiến hành pha trà phải được ngâm trong nước nóng để cho chén và ấm được nóng đều. Riêng ấm trà phải được ngâm vào một chiếc bát, để khách có thể thường xuyên rót nước xôi lên nắm giữ cho ấm trà nóng lâu.

 

 

Công đoạn pha trà phải thật tỉ mỉ, thuần thục, riêng trà ướp hương không nên tráng. Việc rót trà cũng cũng là một nghệ thuật vẫn còn giữ ở các quán trà ở Hà Nội nay. Rót sao cho dậy hương, mà không làm mất đi vị của trà. Trà được rót đều các chén, không đậm không nhạt, lúc đầu miệng ấm kề miệng chén rồi kéo dần lên cao, sao đó lại hạ xuống, rót tinh tế không để bắn ra ngoài. Trà vừa thơm vừa nóng, uống vào ngậm thêm lát mứt gừng cay xè trong miệng, cảm giác lâng lâng đến khó tả.

 

Thưởng trà

Chén trà được để giữa lòng bàn tay, xoay nhẹ, đưa lên ngửi, rồi nhẹ nhàng nhấp môi cho vị chát của trà lan quanh miệng, đó là cách thưởng trà. Bên cạnh đó mục đích của cuộc thưởng trà sẽ quyết định đến không gian thưởng thức trà. Muốn có một không gian yên tĩnh để đàm phán công việc hay ngồi nghe tiếng nhạc du dương khi lòng đang chống chếnh, quán trà sẽ là địa điểm chúng ta nghĩ đến trong lúc này.

 

 

Văn hoá thưởng thức trà của người Hà Nội nay đã có chút thay đổi, không cầu kỳ, cắt giảm đi những tiểu tiết nhưng xét cho cùng dù có bỏ hết đi thì vẫn còn 3 bước quan trọng trong văn hoá thưởng trà không thể thiếu để có một ấm trà tuyệt.

Sưu Tầm

Share
Published by
Hậu ILG

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…