Mắc-ca có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Châu Úc. Nhà khoa học và thực vật học Đức, Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra mắc-ca và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam. Chuyến du lịch thế giới của cây mắc-ca bắt đầu vào năm 1882, khi chúng được vận chuyển một cách bí mật đến Hawaii. William H, Purvis dự định trồng mắc-ca làm bờ rào chắn gió cho các nông trường mía. Tuy nhiên mùi vị ngào ngạt của hoa trái mắc-ca đã làm cho chính chúng tự nổi tiếng. Nông trại trồng mắc-ca đầu tiên được hình thành trên quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên mãi đến năm 1960, cây mắc-ca mới du nhập vào Âu Châu, dù vậy, hiện nay đây là một trong 3 loại hạt được đánh giá cao nhất tại châu lục này.
Úc Châu hiện là nơi nắm giữ vị trí “thống lĩnh” của loại cây đặc biệt này với 600 nông trại (2 triệu cây), Hawaii xếp thứ hai. Phần còn lại “vào tay” New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, California và Paraguay.
Đây là một đối tượng cây trồng cho quả hạch có lịch sử trẻ nhất trong các loại cây trồng mà con người biết đến. Tuy vậy, với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt macca nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “Hoàng Hậu của các loại hạt”. Mắc-ca là loại cây quả khô quý hiếm, nhân của Mắc-ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc, hạt điều, hạnh nhân… Trong dầu mắc-ca có chứa tới 87% axit béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra còn chứa vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, phốt pho, magie… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Mắc-ca cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác, người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi. Omega-3 từ thực vật trong mắc-ca “vô tình” đưa loại hạt này vào danh mục “những loại hạt đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch”.
Tại Việt Nam, từ năm 1994 cây mắc-ca đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở Ba Vì, Đắc Lắc, Sơn La, Phú Thọ, đang được nhân rộng và trồng xen canh cùng cây cà phê. Trong tương lai theo các chuyên gia khoa học về dinh dưỡng cây Macadamia được đánh giá là cây “Tỷ Đô”
Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.
Cây mắc ca có nguồn gốc từ rừng Australia
Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo lớn
Hạt mắc ca du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000
Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng và thương mại cao
Sưu tầm và biên soạn.
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…