Kỹ Thuật Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Ruồi Đục Trái Trên Cây Chôm Chôm

BỆNH RUỒI ĐỤC TRÁI

TRÊN CÂY CHÔM CHÔM

 

Hiện nay, một số vườn chôm chôm đang bị ruồi đục trái gây hại khá nghiêm trọng, làm giảm năng suất.

 

 

Ruồi đục trái có tên khoa học Bactrocera dorsalis thuộc họ Trypetidae, bộ Diptera. Ruồi trưởng thành giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, thân dài khoảng 6-7mm, sải cánh rộng 8-9mm. Ngực có ba vệt vàng xếp thành hình chữ U, bụng có hai vệt đen hình chữ T. Cánh trong suốt, mép cánh có sọc đen. Con cái cuối bụng có ống đẻ trứng dài và nhọn. Trứng hình hạt gạo, dài khoảng 1mm. Ấu trùng dạng dòi, không chân, đẩy sức dài khoảng 6-8mm, màu vàng nhạt, miệng có móc cứng. Nhộng dài 6-7mm, hình trứng, màu đỏ nâu. Ấu trùng đẩy sức búng mình xuống đất hóa nhộng. Vòng đời trung bình 20-30 ngày, trong đó thời gian trứng 2-3 ngày, ấu trùng 10-15 ngày, ruồi trưởng thành đẻ trứng 1-2 ngày sau khi vũ hóa và có thể sống trên 30 ngày.

 

 

Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái chôm chôm đẻ một chùm từ 5-10 trứng. Vết chích rất nhỏ, nhưng có thể nhận ra nhờ những vết thâm trên vỏ trái, khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (3 ngày sau khi ruồi đẻ trứng). Dòi nở ra ăn thịt trái, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng, trái rụng hàng loạt. Trong một trái có thể có nhiều con dòi. Trái chôm chôm bị dòi gây hại thường bị bệnh thối trái tấn công mạnh do vết chích của ruồi tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn  xâm nhập. Ruồi đục trái phá hại từ khi trái già gần chín đến chín. Trái để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn. Ruồi phát sinh gây hại quanh năm khi có trái chín.

 

 

* Biện pháp  phòng trị:

– Thu hoạch kịp thời, không để trái chín quá lâu trên cây;

– Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan.

– Khi ruồi trưởng thành phát sinh, dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (Vizubon – D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm  Sofri – Protein 10DD, phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ), chỉ phun thành đốm nhỏ dưới tán cây (không nên phun trực tiếp trên trái). Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa, vì chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi.

– Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

– Có thể tự làm bả bẩy ruồi bằng cách dùng miếng khóm hoặc cam quít chín có tẩm thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil) cho vào gáo dừa và treo trên cành cây.

NGUYỄN THỊ NGUYỆT, Báo Đồng Khởi, 21/6/2013

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…