CÂY THỦY TRÚC

Cây Thủy Trúc có tên gọi khác là Lác dù, tên khoa học là Cyperus involucratus, thuộc họ thực vật : Cyperaceae (Cói). Cây Thủy Trúc có nguồn gốc xuất xứ từ Madagasca. Cây Thủy Trúc phân bố rộng rãi ở Việt Nam.


Đặc Điểm Của Cây Thủy Trúc: Thủy Trúc là cây có hình dáng đặc sắc, thân và lá đẹp. Cây có thân tròn cứng cáp, bề mặt nhẵn bóng với màu xanh lục đậm. Cây mọc thành bụi dày thẳng như cây cau – cây dừa tí hon. Rễ của cây là dạng rễ chùm bám chắc vào đất, rễ rất khỏe.


Lá Thủy Trúc giảm thành các bẹ ở gốc, mặc khác các lá bắc ở đỉnh lại phát triển lớn, dài xếp vòng xòe ra và cong xuống. Lá mỏng, gân chính nổi rõ, lá có màu xanh.


Hoa cây Thủy Trúc có cuống chung dài thẳng, xếp tỏa ra nổi trên đám lá bắc. Hoa lúc non có màu trắng khi già chuyển dần sang màu nâu.


Cây Thủy Trúc có tốc độ sinh trưởng nhanh. Đây là loài cây ưa bóng râm, ưa sáng, chịu được úng nước. Cây được nhân giống dễ dàng từ tách bụi, dễ chăm sóc. Thủy Trúc mọc khỏe, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây thường hay thay lá, nếu bạn không kịp thời cắt bỏ những lá bị úa vàng thì chúng sẽ rụng xuống làm đục nước, gây mất mỹ quan. Một trong những nguyên nhân làm cho lá dễ bị vàng hoặc thối rữa là vì nước quá cao, ngập cả phần thân và gần chạm đến lá, do đó cần chú ý mức nước trồng của cây thủy sinh nói chung và Thủy Trúc nói riêng.

Công Dụng Và Ý Nghĩa Của Cây Thủy Trúc:
Cây Thủy Trúc phát triển rất tốt trong môi trường nước, cây có tác dụng lọc và làm sạch môi trường nước. Cây thường được sử dụng làm cây thủy sinh để trang trí nhà cửa, sân vườn, hồ nước. Trồng trong các chậu, lọ thủy tinh, trồng trong các bể cả cảnh, hồ cá nhân tạo, trồng trang trí sân vườn, tạo tiểu cảnh nước. Cây Thủy Trúc vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa có tác dụng lọc không khí, lọc nước.
Cây Thủy Trúc có ý nghĩa phong thủy trừ tà, trồng trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Trúc:
– Dùng tay tách bỏ các lá vàng hoặc lá bị thối, tỉa các rễ bị mềm nhũng. Khi tỉa bỏ các củ bị hư nên nhẹ nhàng để không làm gãy các củ bên cạnh do rễ củ của cây thảo lan chi khá giòn, dễ gãy.
– Dùng vòi nước xịt nhẹ lên phần rễ, phần gốc cây
– Rửa sạch bình và thay nước mới cho cây, chú ý không đổ nước ngập thân cây.

Sưu Tầm Và Biên Soạn

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…