THOANG THOẢNG HƯƠNG HOA HUỆ

Cây Hoa Huệ Ta còn gọi là Dạ Lai Hương (thơm ban đêm) hoặc Vũ Lai Hương (thơm lúc mưa), danh pháp khoa học hai phần là Polianthes tuberosa, thuộc họ Thùa (Agavaceae).

 

Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.

Đặc Điểm Cây Hoa Huệ:
Cây Hoa Huệ có hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hai giống này có thể phân thành nhiều loại trong đó có huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài. Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm, ngoài ra còn có huệ đỏ.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Nhiều người cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ.

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.
Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.
Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.

Tập tính nở về đêm của huệ hình thành qua quá trình tiến hóa tiến hoá. Do hoa tỏa ra mùi thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống, vì vậy hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban đêm đặc biệt là hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên phải nở vào ban đêm để thu hút những loài côn trùng này.

Cách Chăm Sóc Cây Hoa Huệ:
Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Cây huệ đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.

Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp). Phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát. Bón lót: 25 – 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê. Bón thúc lần 2: (20 – 25 ngày sau trồng – gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3. Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

Góc Ảnh Cây Hoa Huệ

 

 


Sưu Tầm Và Biên Soạn

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…