Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Thiên Môn

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRÚC THIÊN MÔN

 

Cây Trúc Thiên Môn còn có tên gọi Thiên Môn Đông, Trúc Lá Măng, Thiên Đông, Tóc Tiên Leo, Minh Thiên Đông. Tên khoa học Trúc Thiên Môn: Asparagus densiflorus.

 

 

Ý nghĩa của Trúc Thiên Môn là niềm vui và may mắn. Trúc Thiên Môn được trồng trong chậu đứng, chậu treo, hoặc trồng thành bụi làm cây nội thất, cây ngoại thất, cây thủy sinh để trang trí, làm đẹp không gian.

 

Nhân giống cây Trúc Thiên Môn:

Có thể nhân giống Trúc Thiên Môn bằng phương pháp gieo hạt và tách bụi.

Nhân giống bằng hạt tỉ lệ nảy mầm thấp, cây lâu lớn. Do đó, phương pháp tách bụi được sử dụng nhiều hơn.

 

 

Chọn những bụi to, nhiều cành nhánh, không sâu bệnh để nhân giống. Lấy bớt đất ở sát chậu ra, rồi nhẹ nhàng nhổ toàn bộ cây ra khỏi chậu, không để đứt rễ.

Rũ bớt đất dính trên rễ, tách các cây con ra khỏi bụi, trồng vào chậu.

 

 

Cách trồng cây Trúc Thiên Môn:

Dùng hỗn hợp đất trồng trộn với tro và phân. Đổ đất trồng vào ½ chậu, đặt bụi Trúc Thiên Môn vào giữa, phủ thêm đất.

Sau đó, mang cây đặt ở nơi râm mát hoặc có mái che. Không tưới ngay sau khi trồng mà đén ngày thứ 2 mới tưới vừa đủ ẩm.

 

 

Chăm sóc cây Trúc Thiên Môn:

Là cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Do đó, có thể đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng nắng không gắt hoặc để cây ở trong nhà, treo ở hành lang đều được.

Nếu dùng Trúc Thiên Môn làm cây nội thất thì mang cây ra ngoài nắng 1-2 lần/ tuần vào lúc sáng sớm; mỗi lần khoảng 30 phút.

 

 

Nhu cầu nước của cây Trúc Thiên Môn là trung bình, có thể tưới 1 lần/ngày nhưng cây không ưa nguồn nước ô nhiễm.

Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho Trúc Thiên Môn. Không dùng nước ô nhiễm nặng, có màu đen để tưới cây vì cây sẽ bị cháy lá và chết.

Nếu là nước máy thì phải cho vào bể chứa 1-2 ngày rồi mới dùng để tưới cây. Nếu là nước có độ phèn cao thì phải cho vào bể lắng, lọc 1-2 ngày rồi mới sử dụng.

 

 

Có thể dùng phân chuồng, dynamic và NPK pha loãng để bón cho cây, giúp cây xanh tốt và phát triển nhanh hơn. Cũng có thể bổ sung phân bón lá để cây ra nhiều chồi.

Trúc thiên Môn ít bị sâu bệnh hại. Thỉnh thoảng có thể bị bọ trĩ thì dùng Shepa hoặc Vibame xịt cho cây. Bên cạnh đó, cần thường xuyên nhổ cỏ và bắt sâu để hạn chế sâu bệnh.

 

 

Sưu tầm và biên soạn.

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…