Cách trồng và chăm sóc Cây Thần Kì

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THẦN KÌ

 

Cây Thần Kì hay còn gọi cây Kì Diệu. Tên khoa học cây Thần Kì: Synsepalum dulcificum. Được gọi tên là Thần Kì bởi công dụng của trái Thần Kì là biến tất cả vị chua, đắng, cay thành vị ngọt. Ngoài ra, trái Thần Kì còn chống say rượu.

 

 

Nhờ màu sắc bắt mắt và tác dụng của trái Thần Kìcây Thần Kì cũng trở thành một loại cây cảnh được ưa chuộng. Có thể trồng cây Thần Kì trong chậu hoặc ngay trong sân vườn, dùng làm cây ngoại thất, cây nội thất để trang trí, làm cảnh, lấy bóng mát, lấy quả…

 

 

Cây Thần Kì dễ chăm sóc nhưng khó nẩy mầm, do đó trong quá trình trồng và chăm sóc cây Thần Kì nên chú ý một vài điểm.

 

Nhân giống cây Thần Kì:

Có thể nhân giống cây Thần Kì bằng hạt hay giâm cành, nhưng gieo hạt là cách đơn giản hơn nên được lựa chọn nhiều.

Phải chọn trái Thần Kì to tròn, không chọn trái nhỏ dài vì tỉ lệ nảy mầm thấp hoặc nếu có nẩy mầm thì cây cũng thiếu sức sống. Không nên dùng trái khô để nhân giống vì tỉ lệ nảy mầm chỉ khoảng 24%.

 

 

Chọn đất và cách gieo hạt:

+ Dùng đất trồng tơi xốp, độ thoát nước tốt, hoặc có thể trộn thêm tro trấu. Lấy trái Thần Kì chín vừa mới hái vùi vào đất sâu 1-2 cm, phủ một lớp đất mỏng bên trên.

+ Đặt chậu mới gieo ở nơi thoáng mát có lưới che hoặc dưới bóng cây, tưới nước bằng vòi phun sương 2 lần/ngày.

 

 

Cách trồng cây Thần Kì:

Khi cây con ra được hai cặp lá cũng là thời điểm thích hợp để mang cây đi trồng. Bứng cây con ra khỏi chậu gieo, tránh làm đứt rễ. Đem trồng vào chậu mới có kích thước khoảng 18-20 cm.

Nên đặt chậu cây Thần Kì dưới bóng cây hoặc nơi có lưới che vì cây con còn yếu. Sau 6 tháng, nên sang chậu lớn hơn để cây dễ dàng sinh trưởng.

 

 

Cách chăm sóc cây Thần Kì:

Do là cây ưa sáng nên để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cần đặt cây Thần Kì nơi có nắng (cường độ không quá cao)và ánh sáng tự nhiên. Nhưng trong 1-2 năm đầu, không nên đặt cây ra ngoài nắng vì cây con còn yếu, khả năng thích nghi chưa cao, có thể làm chết cây.

 

 

Cây Thần Kì cần được cung cấp một lượng nước cao, khả năng chịu hạn kém. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về nước của cây, ta nên tưới ít nhất 1lần/ngày, tráng tình trạng để cây bị héo hoặc bị úng.

Thần Kì sinh trưởng khá chậm và cần nhiều dinh dưỡng. Ngoài việc đất trồng phải là loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng thì cần thường xuyên bón bổ sung một số loại phân như: phân hữu cơ hoai mục, phân trùn quế, hoặc có thể dùng NPK, DAP để cây phát triển tốt hơn, nhanh hơn.

 

 

Bên cạnh đó, nếu muốn cây Thần Kì cho trái to thì nên tỉa bớt cành nhánh nhỏ không cần thiết.

Cây Thần Kì là cây thường xanh, ít sâu bệnh nên không cần nhiều đến các loại thuốc ngừa sâu bệnh hay thuốc bảo vệ thực vật.

Chỉ cần được chăm sóc cách phù hợp nhất thì cây Thần Kì sẽ cho nhiều quả và quả sẽ to.

 

 

Sưu tầm và biên soạn.

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…