Cây chanh dây (lạc tiên) một số địa phương còn gọi là cây mát mát. Là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Brazil và được trồng ở các nước có khí hậu ẩm như: Srilanca và một số nước ở Châu Mỹ. Qua khảo nghiệm, hiện nay cây Chanh dây thích hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta cây Chanh dây được du nhập vào từ thời kỳ Pháp thuộc nhưng do chưa chú trọng đến làm kinh tế do đó người dân chỉ trồng rải rác một vài cây chủ yếu để làm giàn che mát và để giải khát là chính. Khi nhà nước ta thực hiện kinh tế thị trường thì cây Chanh dây rất được quan tâm vì có hiệu quả kinh tế lớn, thị trường tiêu thụ rộng. Qua thực tế sản xuất tại Miền Trung và Tây Nguyên thì hiện nay cây Chanh dây được mệnh danh là cây làm giàu.
Sản phẩm chính của cây Chanh dây là làm nước ép quả làm giải khát nguyên chất hoặc ép với các loại nước quả khác. Nước Chanh dây có hương vị tổng hợp của hàng chục loại hoa quả giống nhau mà công nghiệp hương liệu không sao tổng hợp được. Nước chanh dây có vị ngọt chứa 18% hàm lượng đường, 12% hàm lượng protein, 3% axit và nhiều chất vitamin A, B,C. Hiện tại nước chanh dây được chế biến cô đặc và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và đang trở thành mặt hàng khan hiếm trên thị trường nhất là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.
1/ Thời vụ trồng:
– Có thể trồng quanh năm
– Ở Tây Nguyên tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 04 -05 (dương lịch), nếu trồng vào mùa khô thì cần phải đảm bảo tưới đủ nước, vật liệu che chắn ở giai đoạn mới trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt.
2/ Chọn đất. – Do điều kiện đòi hỏi cần phải có giàn leo nên phải chọn địa hình có mặt bằng đảm bảo, có độ dốc vừa phải từ 0 – 7 độ, có thể lên đến 10 độ. Nếu đất khó tiêu thoát nước trong mùa mưa cần tạo các rãnh thoát nước để việc tiêu thoát được tốt. Quy cách hố trồng chanh dây
Tính chất đất: Chanh dây không đòi hỏi cao về chất đất có thể trồng được trên đất cát, đất cát pha, đất thịt, đất có sỏi đá. – Tốt nhất nên chọn đất có nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt, đất có độ PH từ 5,5 – 7,5.
3/ Làm giàn cho cây Chanh dây. Thiết kế để làm giàn cho cây Chanh dây (lạc tiên) có hai kiểu giàn: a. Giàn phẳng đều hay vòng cung (giàn mát): Kiểu giàn này có diện tích lớn đỡ tốn cọc (trụ) hơn giàn chữ T, nhưng lại tốn cọc phụ b. Giàn chữ T: Diện tích mặt giàn nhỏ hơn, tốn cọc trụ hơn, nhưng có diện tích ánh sáng lớn dễ chăm sóc và cho sản lượng cao hơn.
Vật liệu để làm giàn: Do chu kỳ sinh trưởng của cây chanh dây kéo dài, trọng lượng thân quả trên giàn lớn nên vật liệu làm giàn phải chắc chắn, tốt nhất là cột bê tông, cột thép, mặt giàn tốt nhất là dùng dây kẽm để kéo dài tuổi thọ và giảm trọng lượng mặt giàn
Cột trụ: Dài 1,8 – 2 mét, khoảng cách từ cọc này qua cọc khác 3 m, trồng quanh chu vi vườn là 48 cọc/1000 m2.
* Cọc chống phụ cần khoảng 100 cái/1000 m2, vật liệu thường dùng là tre, cọc gỗ
Dây kẽm 4mm để kéo các cột trụ chính xung quanh giàn. Dây kẽm 2,5 3mm; Dùng căng đường dọc và đường ngang theo công thức 3×3 m, làm đường trục chính và phần néo từ đỉnh cọc xuống đất, mỗi cọc gần 2m Dây kẽm 0.8 -1mm: dùng để đan ô nhỏ với khoảng cách 0.6 – 0.6 m Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây chanh dây. Thực tế nhiều nơi do chưa có kinh nghiệm làm giàn hoặc chỉ kết hợp làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan chen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mắt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.
Chuẩn bị hố trồng: Dùng vôi bột và thuốc chống mối rắc xuống lòng và thành hố, dùng đất mặt trộn với phân hữu cơ, vô cơ bỏ xuống hố. (khi trộn phân và đất cần tính lượng phân và đất lấp đầy mặt hố ngang mặt đất tự nhiên lèn chặt hố để tránh đất tụt sâu so với mặt hố). Kỹ thuật trồng Gỡ bỏ hết vật liêu làm bầu lấy cuốc hoặc dùng tay móc lỗ để trồng, lèn chặt đất xung quanh bầu cây:
Chú ý: mặt bầu không sâu hoặc cao hơn mặt đất của hố). Trồng xong tưới đẫm nước ẩm cho cây, cắm cọc bảo vệ và che nắng cho cây con, nên tủ gốc để giữ ẩm cho cây con, thời gian che nắng giai đoạn đầu cho cây con khoảng 15 ngày.
Bồn cho chanh dây Làm bồn: Để nâng cao hiệu quả cho việc bón phân và tưới nước do đó cần phải làm bồn cho cây, Chiều cao […]… khi cây bước vào kinh doanh bờ bồn cách gốc khoảng 1 mét Chăm sóc cây sau khi trồng Trồng dặm kịp thời khi cây chết, thường xuyên xới sạch cỏ dại mục đích để phòng ngừa sâu bệnh Tiện lợi cho việc thu hoạch dễ dàng nhất là khi nhặt lượm quả chín, giai đoạn đầu mới trồng có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày thuộc loại cây họ đậu để tăng thêm thu nhập Nhặt bỏ các dây lươn gần gốc ở giai đoạn mới trồng. .. cây ngắn ngày thuộc loại cây họ đậu để tăng thêm thu nhập Nhặt bỏ các dây lươn gần gốc ở giai đoạn mới trồng và khi lên giàn tiếp tục tiến hành nhặt bỏ để tạo độ thông thoáng cho vườn Tuyệt đối không nên trồng các loại cây họ bầu bí, cà tránh lây lan mầm bệnh từ các loại cây trồng trên sang cây Lạc Tiên
Sưu tầm.
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…