CÁCH CHĂM SÓC CỎ LAN CHI

 

Cỏ lan chi còn có tên gọi khác là sơn lan, được phân bố rộng rãi khắp nơi. Hoa màu tím có hương thanh, sắc thanh, tạo cho con người ta cảm giác cao thượng, thuần khiết, hình tượng thanh nhã.

Cỏ lan chi là một trong những loại loài thực vật lý tưởng có khả năng làm sạch không khí trong nhà, nó có thể hấp thu rất mạnh các vật chất hóa học có hại trong không khí như Aldehyde formic, cacbondioxit, nito oxit. 

 

 

Cách trồng cây cỏ lan chi:

  • Ánh sáng mặt trời: sử dụng ánh sáng tự nhiên nhưng cỏ lan chi sẽ bị cháy nếu trồng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, cây cỏ lan chi thuộc nhóm cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần.
  • Đất trồng: đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt, pH trong khoảng 6.1-7.5
  • Nước: luôn giữ cho độ ẩm của đất luôn duy trì, nếu nước bị nhiễm phèn không nên dùng, có thể thay thế bằng dung dịch nước cất hoặc nước mưa, cần tưới nước thường xuyên, vừa đủ.
  • Nhiệt độ thích hợp: cỏ lan chi phát triển tốt hoàn hảo ở nhiệt độ trung bình khoảng 18 – 24 ° C, phù hợp với nhiệt độ khí hậu nhiệt đới ở nước ta, cỏ lan chi không chịu được nhiệt độ quá thấp hoặc tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 10 ° C.

Phương pháp nhân giống

Cách nhân giống sử dụng trong gia đình thường là tách gốc, tiến hành vào mùa xuân hoặc mùa thu, cứ cách 3 năm có thể tách gốc một lần. Nên chọn những cây khỏe mạnh, gốc phân thành nhiều nhánh để tách, để bảo đảm sau khi tách gốc thì mỗi cụm gốc nhỏ sẽ có ít nhất 5 gốc nhánh nối với nhau. Sau đó khi cho gốc mới vào chậu, phải đảm bảo thoáng gió cho đất trong chậu, có thể dùng đất trộn ngói vỡ, đá thô, đất vụn, hoặc đất cát nhỏ. Sau khi tưới nước, đặt ở nơi râm mát khoảng 2 tuần, sau đó có thể chăm sóc như bình thường.

 

 

Cách chăm sóc Cây cỏ Lan Chi:

Cây con khi bắt đầu mọc rễ có thể để ngoài trời nhưng phải để trong bóng râm tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp.

Đối với cây khi trồng ngoài trời: luôn giữ cho đất đủ ẩm và thoát nước tốt, là cây có thể phát triển tốt

Đối với cây trồng trong văn phòng và trong nhà: tưới cho cây 2 lần/ tuần ( cỏ lan chi trồng trong chậu đất), thay nước 1 tuần/ lần ( lan chi trồng trong nước).

Phân bón: có thể bón cho cây 2 -3 tháng/ lần.

Phòng chống bệnh thường gặp

  • Bệnh héo rũ, gốc mốc trắng: ngoài việc cần chú ý thông gió và ánh sáng, cần cải thiện điều kiện thoát nước của đất, chúng ta còn có thể rắc Qintozene hoặc tro.
  • Bệnh than: ngoài việc cải thiện điều kiện sống cho cây còn có thể phun dung dịch Tpsin – M 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 800 – 1.500 và hỗn hợp Bordeaux là được.

Sưu tầm

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…