Categories: Tin Tức

Trồng Dâu Nuôi Tằm – Cơ Hội Đổi Đời

TRỒNG DÂU NUÔI TẰM – CƠ HỘI ĐỔI ĐỜI

Trồng dâu nuôi tằm là nghề nhẹ nhàng, không tốn nhiều vốn, nguy cơ dich bệnh của con tằm không cao nên dễ đem lại lợi nhuận nên nhiều năm nay, ông Đặng Tấn Khoẻ ở thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa đầu tư vốn để trồng cây dâu và nuôi con tằm. Để có nguồn thức ăn cho tằm, với 7 sào đất vườn, ông Khỏe tiến hành khoan giếng tại chỗ và làm đất trồng cây dâu. Việc đầu tư thâm canh và chi phí cho cây dâu không lớn, chủ yếu là tận dụng phân chuồng, phân NPK.
Trao đổi với chúng tôi, ông Khỏe cho biết: Nghề trồng dâu nuôi tằm bằng hình thức thủ công đã xuất hiện ở đây từ những năm kháng chiến chống Pháp, sau đó có một thời gian dài bị mai một. Đến năm 1982 Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp (HTXNN KDTH) Hòa Phong khôi phục lại nghề  nhằm giúp xã viên có thêm thu nhập, kể từ đó đến nay, nghề này phát triển cơ bản và hoạt động theo làng nghề, bên cạnh đó HTX Hòa Phong cung cấp vật tư,  trứng tằm, chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi và bao tiêu toàn bộ kén tằm do hộ nông dân làm ra, đầu ra cho sản phẩm khá ổn định nhờ HTX ký hợp đồng với Công ty dâu tằm tơ Lâm Đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên bà con thôn Mỹ Thạnh Tây rất phấn khởi.

Tằm là  con ngắn ngày, dễ nuôi, lại mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào một lần không lớn bằng các con vật khác nhưng thường xuyên trong năm (5 lứa/năm). Đặc biệt khi tằm bị bệnh cho năng suất không cao hoặc tằm hư không cho kén cũng chỉ mất công không tốn kém nhiều về vốn. Mặc khác, cây dâu có thể trồng chung xen với các loại cây ngắn ngày khác vừa tiện chăm sóc và đầu tư cải tạo đất như trồng cây bắp lai, dưa, bí, mướp cho năng suất cao.

Trung bình mỗi năm có thể nuôi được 5 lứa  tằm, thời gian nuôi từ lúc tằm trứng đến khi tằm cho kén khoảng 30 ngày/lứa. Thời điểm hiện tại, giá 1 hộp trứng tằm mua vào khoảng 200.000  đồng, nếu nở đều được 20 nong tằm, cho kén khoảng hơn 30 kg, với giá ổn định cho đầu ra của kén tằm như hiện nay 110.000 đồng/kg thì nông dân thu được hơn 3.300.000 đồng trừ các khoản đầu tư cho cây dâu và con tằm thì thu lãi hơn 2.700.000 đồng/lứa.
Ông Khỏe cho biết:  Mỗi lứa ông mua chỉ một hộp trứng tằm, với giá từ 200.000 đồng. Quy trình ấp trứng tằm dễ dàng, chỉ cần bỏ trứng tằm vào tờ báo và gấp lại, sau đó bỏ vào hộp đan bằng tre, khi tằm đã nở, phân tằm thành nong (20 nong tằm/ hộp trứng). Sau 25 đến 30 ngày tằm cho kén khoảng hơn 30 kg. Nuôi tằm không đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng cũng phải chú ý đến giai đoạn tằm lớn (chuẩn bị làm ổ và cho kén), vì đây là thời điểm tằm ăn nhiều (khoảng 6 lần ăn/ngày) và dễ bị dịch bệnh. Đặc biệt, tằm phải nuôi trong môi trường sạch sẽ và dịu mát. Tằm thuộc giống sâu được nuôi dưỡng nên kiêng các loại thuốc xịt muỗi, diệt kiến và các loại hoá chất. Trong các lứa tằm vừa qua, gia đình ông bán được 116,5 kg với giá 110.000 đồng/kg thu được 12.815.000 đồng sau khi trừ chi phí lợi nhuận hơn 10 triệu đồng. Ngoài ra trồng xen với các loại cây như bắp, dưa, bí, mướp thu nhập bình quân hơn 1.000.000 đồng/sào như vậy thu nhập từ việc trồng dâu nuôi tằm và trồng xen với các loại khác là: 19.815.000 đồng.  Ông còn cho biết thêm: vừa qua ông được HTX Hòa Phong trao tặng giấy khen người có thành tích xuất sắc trồng dâu nuôi tằm và được UBND xã Hòa Phong hỗ trợ 4.000.000 đồng từ những phương án sản xuất mà ông tự lập ra trồng dâu nuôi tằm, bên cạnh đó ông còn mua thêm đất của những người trồng dâu không có điều kiện làm phát triển thêm nghề trồng dâu nuôi tằm. Theo ông Khoẻ: hướng sắp tới ông sẽ nâng cao hiệu quả cho cây dâu tằm và số lứa/năm bằng cách: Tăng cường tưới nước, tận dụng dâu cành và nếu có điều kiện tốt thì làm trại tại ruộng dâu để nuôi tằm tránh tằm bị ngộ độc, tạo môi trường sạch sẽ, dịu mát và tăng thêm số lứa nuôi trên năm.

Ngoài việc thu nhập từ bắp, dưa, bí, mướp trồng xen với cây dâu  hàng tháng thu nhập hợn 1 triệu đồng, thì riêng con tằm đem lại lợi nhuận cho người nuôi hơn 12.815.000 đồng/năm. Không chỉ gia đình ông Đặng Tấn Khỏe, mà nhiều hộ gia đình khác đã nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống đồng thời khôi phục và phát huy được nghành nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm ở địa phương.

Sưu tầm

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…