Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô ăn thay đường cũng rất bổ dưỡng.
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả).
Đến mùa vải thiều, chúng ta có thể sấy vải để dành thành một loại đặc sản ăn rất hay vào mùa đông, hoặc nấu vải thành một loại giải khát, cách làm như sau:
· Cùi vải (đã bỏ vỏ và hạt): 1kg
· Đường trắng: 300g
· Nước cốt chanh: khoảng 10-15 quả
Đun sôi khoảng 2lít nước cùng đường và nước cốt chanh, khi sôi thả cùi vải vào đun tiếp 5-10 phút. Chia cùi vải đều ra các lọ, rót nóng dịch đường vào các lọ rồi đậy nắp đun cách thủy 15-20phút, làm nguội, cất tủ lạnh dùng dần.
Theo Người đẹp Việt Nam
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…