Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da.
Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, các bộ phận của cây sung, đặc biệt là quả sung, còn có rất nhiều tác dụng trị liệu khác.
Dưới đây là 13 tác dụng của cây sung mới phát hiện và cách sử dụng cây sung để chữa bệnh mà có thể còn ít người biết.
Trị bỏng
Lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi nhiều lần.
Trị sốt rét, phong tê thấp
Vỏ cây sung, cây vú bò mỗi thứ 20g. Vỏ sung cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái phiến mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt đoạn, phơi khô, chích mật ong. Cả hai đem sắc, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.
Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém
Lá sung bánh tẻ 200g, hoài sơn (sao vàng), liên nhục, đảng sâm, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), ngải cứu tươi, táo nhân (sao đen), mỗi vị 100g. Tất cả tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm. Người lớn uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12 viên, trẻ em 5 – 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.
Ung thư phổi
Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.
Chữa khản tiếng
Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.
Chữa đau họng do viêm họng
Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.
Chữa loét dạ dày, hành trá tràng
Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.
Đại tiện táo bón
Dùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
Trĩ lở loét
Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).
Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước.
Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Thủy đậu
Dùng lá sung tươi 100 – 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.
Chữa zona
Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.
Chữa mụn cơm (mụn cóc)
Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.
Ngoài 13 tác dụng của cây sung, bạn có thể xem thêm 1 số ừng dụng của nó
– Khi bị sây sát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng đỏ hoặc tím.
– Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.
– Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.
– Chữa hen: Hòa nhựa sung với mật ong uống trước khi đi ngủ.
– Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.
– Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.
– Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.
Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa và địa điểm mua cây sung, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.
Sưu tầm và biên soạn.
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…