Categories: OrganicSức khỏe

Tác Dụng Của Quả Đào Đối Với Tim Và Mắt

TÁC DỤNG CủA QUẢ ĐÀO ĐỐI VỚI TIM VÀ MẮT

 

Đào chứa các chất chống ô-xy hóa rất quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Quả đào có vị ngon và vị ngọt của nó giúp bạn cảm thấy hưng phấn hơn vào buổi chiều.

 

 

Nó khiến bạn thấy không thèm đường nhưng vẫn hoạt bát và không cần bổ sung thêm calo.

 


 

Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten – một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt. Người mà chế độ ăn có hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa. Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận.Trưởng thành từ một cây nhỏ, quả đào hơi vàng, hơi đỏ, có vỏ mượt như nhung, cùi thịt trắng hoặc vàng, nhiều nước (tùy từng loại). Có hai loại đào: loại có vỏ mượt như nhung được gọi là Đào và loại khác có vỏ nhẵn gọi là Xuân đào. Loại đào phổ biến nhất ở Mỹ là đào cùi thịt vàng, nhưng như quả mơ nho. Đào là món ăn nhanh thay thế ít calo, thậm chí có vị giống như kẹo đường, quả đào chỉ có khoảng 51-68 calo tùy theo kích cỡ. Ngoài việc là món ăn nhanh ít calo, quả đào còn có những lợi ích tự nhiên đối với sức khỏe.

Quả đào có hàm lượng chất xơ cao. Có 2 loại chất xơ: chất xơ không hòa tan (không tan trong nước) và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan có lợi cho sức khỏe tim vì nó rút nước và làm tăng khối phân, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Việc làm sạch thành ruột cũng làm tăng lượng chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu và giải độc cho cơ thể. Chất xơ không hòa tan cũng giúp giảm nồng độ cholesterol.

 


 

Quả đào có hàm lượng vitamin C cao – một chất chống ô-xy hóa cao cấp giúp củng cố miễn dịch và chống ung thư. Tinh chất từ hoa đào cũng được dùng trong chăm sóc sắc đẹp. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy vỏ quả đào bảo vệ thận và gan; cùi thịt đào có thể làm giảm độc tố của thuốc ở các bệnh nhân ung thư.Quả đào còn hỗ trợ điều trị loét dạ dày, các rối loạn tiêu hóa khác như viêm đại tràng và các rối loạn thận vì hàm lượng chất xơ và nồng độ kali cao. Si-rô và dung dịch được chế từ hoa đào có tác dụng như chất tẩy nhẹ cho trẻ em.

Mặc dù không phổ biến, nhưng quả đào có thể gây các phản ứng dị ứng ở một số người. Những triệu chứng này bao gồm hội chứng dị ứng miệng, mày đay tiếp xúc, các triệu chứng đường tiêu hóa và đường hô hấp. Hạt đào chứa các chất có khả năng phân hủy phân tử đường và khí hydrogen cyanide. Liều cao những hóa chất này có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

 

 

Khi lưu trữ quả đào tươi, bạn không nên để trong tủ lạnh vì chúng sẽ không chín. Nếu muốn quả đào chín thì nên đặt vào trong một túi giấy màu nâu để đào chín nhanh hơn. Khi đào chín, hãy cho chúng vào túi nhựa và để vào tủ lạnh.

T. Mai
Theo BFM

Sưu tầm.

Share
Published by
msthuongilg

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…