Với mùi thơm nồng ngay cả khi chưa lột vỏ, sầu riêng là một loại trái cây vừa được yêu thích lại vừa bị ghét bỏ. Không ít người cho rằng, sầu riêng có vị ngon ngọt, trong khi những người khác lại cảm thấy khó chịu.
Đối với những người “ghiền” sầu riêng, phần cùi của nó có vị béo giống như bơ và thơm ngọt. Họ cho biết, vị ngon ngọt đặc trưng đó không có loại trái cây nào có thể sánh bằng và cũng chính vì thế, sầu riêng đã được xếp vào danh sách “vua của các loại trái cây”
Phòng và làm dịu chứng táo bón: Sầu riêng là nguồn dồi dào chất xơ, một chất quan trọng, có tác dụng hấp thu nước và giúp nới rộng đường tiêu hóa một cách nhẹ nhàng, giúp tăng cường quá trình vận chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa hiệu quả.
Ngừa thiếu máu: Bệnh thiếu máu không phải luôn luôn gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất sắt trong cơ thể. Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra dạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguy hại. Chất folate còn được gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu bình thường. Và sầu riêng đã được biết đến là nguồn phong phú chất folate.
Cải thiện sức khỏe làn da: Vitamin C là một nhân tố quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất collagen – một loại protein thiết yếu được tìm thấy ở da, xương, gân, dây chằng và mạch máu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương. Mỗi chén sầu riêng có chứa tới 80% lượng vitamin C
Củng cố độ chắc khỏe của xương: Sầu riêng cũng là nguồn dồi dào khoáng chất kali. Khi nói về tình trạng khỏe mạnh của xương, nhiều người không chỉ tập trung vào canxi mà nhấn mạnh rằng, kali cũng là một dưỡng chất chìa khóa mang lại nhiều ích lợi cho xương. Nó giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.
Điều chỉnh mức đường huyết: Sầu riêng có tác dụng trợ giúp việc điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể nhờ vào lượng chất khoáng mangan dồi dào.
Duy trì tình trạng khỏe khoắn của tuyến giáp: Sầu riêng có chứa chất iodine, có khả năng giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp. Bên cạnh đó, chất đồng được tìm thấy trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc giúp cơ thể sản xuất và hấp thu hormon.
Trợ giúp hệ tiêu hóa: Loại trái cây vua này còn chứa nhiều chất thiamin – một loại vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất axít hydrochloric trong dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Làm dịu chứng đau nửa đầu: Bạn đang phải chịu đựng chứng đau nửa đầu? Sầu riêng có thể giúp làm dịu cơn đau. Chất riboflavin – một loại vitamin B khác được tìm thấy trong sầu riêng, thường được các bác sĩ sử dụng trong việc trị chứng nhức nửa đầu.
Chống phiền muộn: Sầu riêng còn chứa vitamin B6. Tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin B6 có thể dẫn đến chứng phiền muộn. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị phiền muộn thường có mức vitamin B6 thấp. Vitamin B6 đóng vai trò như là một loại dưỡng chất thiết yếu trong việc sản xuất serotonin – một loại hóa chất truyền dẫn thần kinh, tác động đến tâm trạng con người.
Tăng cường sức khỏe răng, nướu: Sầu riêng có chứa photpho. Mặc dù canxi là một trong những dưỡng chất tốt nhất được biết đến trong việc giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu, tuy nhiên, canxi không thể có tác dụng tốt với răng nếu không có sự trợ giúp của photpho.
NGUỒN TỔNG HỢP
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…