a. Đối với cây chưa mang trái:
Trồng một cây con hay một nhánh chiết, nếu phân nước đầy đủ cây quýt có thể ra đọt liên tục. Nhưng tính về sự tăng trưởng của tược thì một năm có thể ra non 3 – 4 lần. Như vậy muốn cây ra đọt rộ ta phải bón phân vào lúc nào? Cứ mỗi chu kỳ ra đọt có thể là 3 hoặc 4 tháng 1 lần, ta vô phân vào cuối mỗi thời kỳ khi có lá đọt đã già. Trong lúc vô phân ta nên tưới nước thật nhiều để đọt ra đồng loạt và mạnh.
b. Đối với cây đang mang trái:
– Cây quýt có mang trái mỗi năm ra đọt non nhiều nhất là 3 lần và thường là 2 lần vì mất thời gian phơi nắng cho cây héo, lại nữa cây mang nhiều trái, dinh dưỡng chỉ đủ nuôi trái nên không phát triển rễ và đọt.
– Cây mang trái ra đọt lần đầu khi bắt đầu tưới cho ra bông, lần sau khoảng 4 tháng sau, và phân nước đầy đủ cây sẽ ra đọt vào 4 tháng sau. Nhưng nếu bón phân đủ nuôi trái mà không dư thừa thì cây sẽ “nín” đọt luôn đến ngày thu hoạch trái.
2. Thời gian cây có trái lần đầu (trái chuyến)
Tùy theo loại cây trồng, mà thời gian có trái lần đầu, cũng lâu, mau khác nhau. Một vườn Quýt Hồng săn sóc đúng kỹ thuật thì:
– Cây con từ hội ươm lên không kể thời gian giâm 1 năm đem trồng có thể từ 4 – 5 năm có trái. Nhánh chết từ cây mẹ là cây trồng bằng hột từ 3 – 4 năm có trái. Nhánh chết từ cây mẹ là cây trồng bằng hột từ 3 – 4 năm có trái.
– Nhánh chiết từ cây mẹ cũng là nhánh chiết, sau 2 năm có thể để trái được.
Tuy nhiên tùy theo tàn cây lớn hay nhỏ mà cây cho trái nhiều hay ít. Cây mang trái sớm và sai thì sẽ mau suy và có thể chết sau vài ba mùa.
– Quýt tháp da, chậm trái hơn tháp áp cành nhưng cũng tương đương với nhánh chiết.
3. Thời gian thu hoạch trái Quýt Hồng
Từ khi tưới cho ra bông đến khi trái quýt chín kéo dài khoảng 10 đến 10 tháng rưỡi.
Tuy nhiên cũng tùy theo vườn đủ ánh nắng hay vườn rợp và tùy theo ruổi của cây.
– Vườn không có cây che bóng trái mau chín và chín đều. Vườn rợp hoặc trồng dày trái chậm chín và thường thì chín phần trên đọt trước, trái dưới gốc chín không tốt màu.
– Cây tơ trái chậm chín hơn cây già và sức chịu đựng mạnh hơn nên có thể “treo” lâu được.
Biết được thời gian thu hoạch từng loại vườn và tùy theo tuổi của nó, ta có thể tính được thời gian bắt đầu tưới ra bông lúc nào để trái chí đúng vào dịp mà mình muốn bán trái.
4. Cách tưới cho ra bông, đậu trái
Sau khi chuẩn bị thật đầy đủ (xem phần chuẩn bị trước khi tưới), ta bắt đầu tưới. Ba ngày đầu tưới nước thật nhiều. Có thể một ngày hai lần làm sao đều bờ thấm ướt. Nếu có điều kiện bơm nước ngập bờ càng tốt nhưng sau đó phải rút nước thật ráo đừng để đọng nước lâu ngày. Ngày thứ tư tưới 1 lần/ngày. Trong vòng một tuần lễ cây bắt đầu lú mầm, qua tuần lễ thứ nhì tưới cách ngày/lần hoặc 2 ngày/lần tưới đều nước, không nên lần tưới ít lần nhiều và bỏ cử.
Từ ngày bắt đầu tưới vườn đến bông rụng cánh khoảng 25 ngày để lại những nụ khỏe mạnh là đậu. Sau nụ con sẽ rụng bớt lần tùy theo sự biến đổi của thời tiết và cân bằng sinh lý của cây, chúng sẽ dừng lại ở mức độ nào đó mà cây có thể mang được đến khi trái lớn, không nên tưới “trừ hao” một lần thật ướt rồi nghỉ 5 bảy ngày. Như thế làm cho cuống lá giản nở đột ngột sẽ bị rụng.
Tóm lại, trồng một vườn cây ăn trái nhất là Quýt Hồng có kết quả hay không, phần lớn là nhờ sự siêng năng chăm sóc của người làm vườn kết hợp với kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật trồng cây.
Sưu Tầm Và Biên Soạn
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…