Tuy nhà anh hiện giờ chỉ có 5 sào chè nhưng anh Đông đang ấp ủ ý định mở rộng thêm 3 sào chè nữa. Anh nhẩm tính, mỗi tháng gia đình anh thu hái một lứa chè, mỗi lứa thu 60 kg đến 65 kg chè khô. Anh nói vui: “Mỗi mẻ thu hái cũng được khoảng 9 triệu đồng, ngang với trên 1 tấn thóc, trừ các khoản chi phí khác, gia đình mình “dắt túi” từ 5 đến 6 triệu đồng, với giá bán 180.000 đồng đến 200.000 đồng/kg chè lai và 90.000 đồng/kg chè địa phương”. Bí quyết để chế biến chè ngon của anh Đông thật đơn giản là hái chè phải đúng kỹ thuật, chọn thời điểm hái thích hợp. Sau khi chè được thu hái phải chế biến ngay, chớ để chè sang ngày thứ hai mới chế biến là coi như bỏ đi. Có lẽ vì tuân thủ những nguyên tắc trong chế biến chè nên chè của gia đình anh Đông luôn được thương lái từ Yên Lãng thu mua với giá cao nhất. Dù chỉ được chế biến từ máy chế biến, lò sao mi ni thủ công nhưng người dân ở Tân Thượng vẫn cho ra được những mẻ chè thơm ngon, làm hài lòng người mua.Ông Phạm Nhật Lệ, Bí thư Chi bộ kể lại, cách đây khoảng 30 năm, cây chè đã được người dân trồng nhưng chỉ có vài khóm trên đất đồi, chủ yếu để phục vụ nhu cầu của mỗi gia đình. Hàng ngày những cây chè được “uống” nguồn nước suối trong trẻo, được bàn tay người dân cần mẫn chăm chút. Dù cách chế biến còn thủ công nhưng khi pha uống, nhiều người phải trầm trồ bởi hương vị thơm ngon của chè. Nước chè cứ xanh biếc, uống xong mới thấy cái vị ngòn ngọt thấm dần trong lưỡi. Vậy là cây chè được đưa vào trồng nhiều hơn. Không như nhiều nơi khác, chè được trồng tập trung hơn chục ha và trồng rải rác trên đồi, xung quanh nhà. Nằm sát với thôn Tân Tiến nhưng cây chè chỉ bén duyên được với mảnh đất Tân Thượng. Người dân ở Tân Tiến đã nhiều lần thử trồng chè nhưng không thành. Còn ở Tân Thượng lại không trồng cây gì lên xanh tốt như cây chè. Đưa chúng tôi đến thăm gia đình anh Tạ Văn Đông, người được cho là chuyên canh về cây chè và có bí quyết chế biến chè ngon nhất ở Tân Thượng này. Lấy chè pha nước thứ hai rồi mời chúng tôi thưởng thức, anh Đông bảo: “Rượu cốt một, chè cốt hai mà”. Chén chè nóng hổi tỏa hương thơm ngào ngạt, sau vị chát ngọt còn đọng lại trong miệng là vị ngọt thanh mát. Anh Đông xuýt xoa: “Tiếc quá vì nhà mình vừa bán hết 4 yến chè lai với giá 200.000 đồng/kg, giờ không còn ít nào trong nhà để mời khách. Chè đang uống là chè cây giống địa phương, chất lượng không bằng chè lai mình vừa bán hết đâu”. Gia đình anh Đông quê ở xã Yên Lãng, bắt đầu chuyển về Tân Thượng sinh sống từ năm 2004. Đến năm 2007, anh Đông mua hơn 3 nghìn giống chè cành về trồng.