Những Món Qùa ” Cực Độc” Từ Thiên Nhiên

MÓN QUÀ “CỰC ĐỘC” TỪ NHIÊN THIÊN CÓ THỂ GÂY CHẾT NGƯỜI

 

Hẳn bạn sẽ phải kinh ngạc trước những món quà “cực độc” mà thiên nhiên dành tặng con người – hạt cây thầu dầu, vi sinh vật Zoanthids…

Thiên nhiên vô cùng phong phú và đa đạng. Bên cạnh những kỳ hoa thảo quả, Mẹ Thiên nhiên cũng đem đến cho chúng ta những món quà “cực độc”. Tuy nhiên, món quà này vô cùng đáng sợ, chỉ một lần vô tình gặp hay ăn phải, chúng ta sẽ khó có thể sống sót….
1. Hạt cây thầu dầu

Từ xa xưa, loài người đã biết tới loài cây có cái tên nghe hơi buồn cười này. Thầu dầu có nguồn gốc từ Đông Phi, được tìm thấy trong các lăng mộ cổ của người Ai Cập khoảng 4000 năm TCN.Herodotus và những nhà du hành Hy Lạp cũng đã đề cập tới việc sử dụng loại cây này để làm dầu thắp sáng hay dầu xức lên cơ thể. Thậm chí, ngày nay, một số nơi còn trồng loài cây này làm cảnh ở các công viên vì vẻ đẹp của nó mỗi khi hoa nở.

 

Hình ảnh cây thầu dầu được vẽ lại trong các tài liệu giấy.

 

Thế nhưng, ít ai biết rằng, ẩn đằng sau vẻ ngoài đó thì hạt cây thầu dầu lại mang chất kịch độc – ricin. Liều lượng của chất độc này lớn tới nỗi, nếu ăn từ 1-2 hạt thầu dầu, chất độc trong đó cũng đủ giết chết một người khỏe mạnh. Khi ăn vào, ricin khiến miệng, cổ họng nóng rát, đau bụng và tiêu chảy ra máu cho tới chết.

 

Cây thầu dầu khi ra hoa trông khá nổi bật và ưa nhìn.

 

Vì vậy, lời khuyên dành cho chúng ta hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn những loại hạt có thể ăn được trong các chuyến dã ngoại, tránh việc ăn theo cảm tính, không chắc chắn có thể đưa tới hậu quả khôn lường.

 

Những hạt thầu dầu kịch độc với vẻ ngoài giống màu da trăn rất dễ phân biệt.

 

2. Nấm Coccidioides immitis
Trong không khí có hàng trăm, hàng nghìn tỷ hạt bụi nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy. Phần lớn chúng đều vô hại với con người, ngoại trừ một loại sinh vật, đó là bào tử nấm Coccidioides immitis.
Đây là một loại nấm nhỏ sống trong đất, bào tử có thể phát tán mạnh trong không khí trong quá trình canh tác nông nghiệp, xây dựng hoặc động đất… Chúng thường sống ở miền Tây Nam Hoa Kỳ, phía Bắc Mexico và vài khu vực khác ở Tây Bán Cầu.

 

Hình ảnh nấm Coccidioides qua kính hiển vi.

 

Sự nguy hiểm của nấm Coccidioides ở chỗ, khi vào trong cơ thể, chúng gây ra căn bệnh “thung lũng sốt”. Cầu khuẩn do nấm tạo ra nhanh chóng lây lan khắp cơ thể, phá hủy bất cứ bộ phận nào nó tiếp xúc: từ gây loét da, tổn thương xương khớp cho tới viêm đường tiết niệu, viêm màng não và cuối cùng dẫn tới tử vong.

 

Bào tử nấm.

 

Với kích thước siêu nhỏ, bạn khó có thể nhận ra mình có hít phải bào tử nấm này hay không. Nguy hiểm hơn, khi xâm nhập cơ thể, chúng ủ bệnh trong vòng 7-21 ngày với những dấu hiệu mơ hồ khó chẩn đoán. Do đó, lời khuyên hữu ích nhất đó là hãy sử dụng khẩu trang y tế khi tới những nơi bụi bặm, ô nhiễm không khí là điều kiện vô cùng lý tưởng cho nấm Coccidioides hoạt động.

 

Vòng đời của nấm Coccidioides.
3. Zoanthids

Zoanthids là tên gọi chỉ những vi sinh vật sống ở các rạn san hô tổ ong và đá dưới đáy biển. Chúng mang trong mình chất độc tự nhiên thuộc loại mạnh nhất thế giới – palytoxin. Qua nghiên cứu, một gram chất độc này có thể giết chết tới hơn 100 triệu con chuột.

 

Các rạn san hô tổ ong là nơi sinh sống ưa thích của Zoanthids.

 

Nguy hiểm hơn, các Zoanthids có khả năng xâm nhiễm vào các loài thủy hải sản. Điều đó có nghĩa nếu ăn phải thịt của loài cá ăn nhiều Zoanthids hoặc vô tình để Zoanthids xâm nhiễm vào bể cá cảnh, nguy cơ bạn bị nhiễm phải chất độc palytoxin là rất lớn.
Khi vào cơ thể, chất này phát tác rất nhanh, phá vỡ cơ xương, làm suy thận, trụy tim, cháy da, ngộ độc… Nếu không được chữa trị kịp thời, hậu quả tất yếu bạn nhận được là cái chết.

 

Những bể cá tuyệt đẹp như thế này biết đâu cũng ẩn chứa chất kịch độc bên trong?

 

Thổ dân trên đảo Hawaii từ lâu đã đồn đại một truyền thuyết. Rất nhiều cư dân trong một ngôi làng xưa kia đã bị giết chết bởi lời nguyền của loài rêu nâu hóa từ tro xác của một vị thần cá mập. Sau này, người ta phát hiện ra rằng thực chất, đám rêu đã bị xâm nhiễm Zoanthids. Tất cả người dân lại gần đám rêu hoặc để rêu dính lên vết thương hở, đều chết.

 

Người dân trên đảo Hawaii giờ vẫn còn bị ám ảnh bởi câu chuyện truyền thuyết về lời nguyền từ đám rêu nâu.

 

Mới đây, một người đàn ông khi dọn bể cá của mình đã vô tình để vài giọt nước bể bắn vào mũi. Chỉ sau 20 phút, ông bắt đầu sổ mũi và ho liên tục. 4 giờ sau, ông đã phải nhập viện trong tình trạng cực kỳ nguy cấp. Rất may, ông được điều trị kịp thời và may mắn bảo toàn mạng sống.

 

Công thức hóa học vô cùng phức tạp của Palytoxin.
Do đó, nếu nhà bạn đang nuôi cá cảnh, hãy sử dụng các biện pháp an toàn khi dọn bể cá như đeo găng tay cao su, kính mắt hay khẩu trang để phòng vô tình nhiễm loại vi sinh vật đáng sợ này.
Sưu tầm.
Share
Published by
msthuongilg

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…