Phượng Vĩ, tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây cò nguồn gốc từ Madagasca, có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, cây được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học. Cây gắn liền với mùa hè, nên còn gọi là cây mùa thi. Và, chắc hẳn đã và đang tồn tại những cánh phượng đỏ trong tâm hồn của những ai đã và từng bước qua ngưỡng cửa sân trường.
1/ Đặc điểm nhận biết:
– Nhìn từ xa cây có dạng tán hình nấm.
– Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân cành nhánh nhiều, lớn, dài, mọc nghiêng, tán rộng. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ, lá rụng thưa vào mùa khô tháng 1 – 3 hàng năm, sắc lá có màu xanh bóng. Hoa nở đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa cụm lớn dài 20 – 30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng, hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, dúm răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ.
– Trái rất lớn dài 20 – 60 cm, rộng 4 – 6 cm, dẹp, vỏ hóa gỗ, hạt cứng, dài, đen có vân màu
– Gốc cây có rễ ăn gần mặt đất, rễ cọc kém phát triển, rễ bàng phát triển mạnh có thể làm hư hại một phần lớp đất mặt quanh gốc cây.
2/ Điều kiện sinh sống:
Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm.
3/ Chọn nguồn giống:
– Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 để lấy giống.
– Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp.
4/ Tạo cây giống:
– Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.
* Bầu đất:
– Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.
– Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.
– Thời vụ gieo ươm: tùy theo điều kiện tại chỗ và nguồn giống, có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp. Tháng 2 – 3 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.
* Chăm sóc cây con:
– Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).
– Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.
* Tiêu chuẩn cây giống:
Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.
5/ Kỹ thuật trồng:
– Cây Phượng Vĩ được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.
– Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.
– Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.
– Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.
– Cách trồng: Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu ặim chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa.
6/ Chăm sóc, nuôi dưỡng:
– Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.
– Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.
– Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.
Sưu Tầm
Mọi chi tiết và thông tin tham khảo về cây phượng có thể tham khảo thêm tại đây: http://cayhoacanh.com/cay-phuong-vi/
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…