Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cúc Vạn Thọ

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÚC VẠN THỌ

 

Cây cúc vạn thọ hay hoa vạn thọ có tên khoa học: Tagetes. Hoa cúc vạn thọ có nhiều giống loài, màu sắc hoa thay đổi từ cam, vàng cam, vàng chanh, sọc đỏ, sọc nâu, cánh to, cánh nhỏ…

Cây vạn thọ dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ sống, thích nghi với khí hậu việt nam, là cây ưa sáng nhưng có thể chịu bóng bán phần, khả năng chịu hạn kém, cần thường xuyên tưới nước để cây phát triển và hoa lâu tàn

Cây hoa cúc vạn thọ thường được trồng chậu trang trí nội thất hoặc trồng vườn hoa, khóm hoa trang trí sân vườn…

 

 

Kỹ thuật nhân giống cúc vạn thọ:

Trồng hoa Vạn Thọ có hai cách : nếu trồng với số lượng nhiều thì áp dụng theo cách gieo bằng hạt, còn nếu trồng bằng số lượng ít thì trồng bằng cách tách chồi. Nhưng cách trồng tách chồi không được phổ biến lắm.

1. Cách gieo hạt:
Muốn có hạt tốt để gieo, nhà vườn đã để ý chọn ra những cây mập mạnh, tươi tốt từ lúc còn là cây non trong vườn. Đã thế, những cây này còn phải nở hoa to và chọn ra những hoa to nhất để lấy hạt làm giống.

Những hoa được chọn đều được làm dấu và cứ để hoa dính trên cây cho đến ngày nào thật khô mới hái xuống. Khi bóc lớp vỏ ngoài ra, ta thấy nhiều hạt dài màu đen xếp thành từng vòng từ ngoài vào trong. Nên chọn những hạt ở các vòng ngoài làm giống, vì nó to hơn những hạt ở vòng trong, hy vọng sau này cây con mọc lên sẽ khoẻ hơn.

Nhưng cũng có người cho rằng, nên dùng những hạt ở lõm giữa làm giống mới tốt. Và lấy hạt của những hoa nở đầu tiên trên ngọn mới hy vọng hoa đời sau mang đủ đặc tính tốt của cây mẹ. Khổ nỗi, hạt Vạn Thọ nẩy mầm tốt, nhưng phẩm chất hoa lại “ năm ăn năm thua “. Nghĩa là trồng 100 cây thì may ra chỉ được 850 cây ra hoa tốt như hoa cây mẹ, còn 50 cây khác thì ra hoa nhỏ, tiếng trong nhà nghề gọi đó là hoa đực. Và cây ra hoa đực đó gọi là bị “đốc chuồn chuồn“ phải nhổ bỏ !

Hạt được tách ra phải được đem ra nắng phơi khô, sau đem cất vào chai lọ bảo quản nơi thoáng mát để chờ trồng lứa sau. Đúng ra, những hạt mới hái như vậy, đêm gieo sẽ cho kết quả cao hơn và cây mọc nhanh hơn.

Hạt giống đem gieo xuống đất chỉ cần bốn năm ngày là mọc mầm. Cây con rất mau lớn. Sau một tháng cây vạn Thọ con đã lên cao cả tấc, có thể bứng ra trồng vào giỏ hoặc chậu kiểng, hoặc trồng lên líp.

Khi bứng cây con phải bứng nguyên bầu đất, nếu bầu đất bị bể, rễ một đàng đất một ngả thì khi trồng lại cây dễ mất sức, có khi bị chết.

Nếu bứng có bầu thì trồng sang giỏ hay chậu, cây con cũng chỉ mất sức vài ngày, sau đó bén rễ và lớn nhanh. Thế là ta ngắt đđọt để cây trổ được nhiều nhánh và trong tưong lai mỗi nhánh như vậy có thể đơm được vài ba đoá hoa.

Muốn có hoa Vạn Thọ bán đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, thì đúng vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch ta bắt đầu gieo hạt. Qua đúng tháng sau cây cao được một tấc, bứng ra trồng vào giỏ. Kế đó khoảng 5 ngày thì bấm đọt để cây trổ ra nhiều nhánh, cho nhiều bông. Như vậy khoảng 23 tháng Chạp là hoa đã nở lai rai rồi …

2. Tách chồi :

Nếu trồng ít ta có thể trồng Vạn Thọ bằng cách tách chồi. Muốn tách chồi ta cũng lựa ra những cây Vạn Thọ mẹ mọc sởn sơ nhưng chưa đến giai đoạn trổ hoa, lựa ra những chồi mập mạnh tách rời ra khỏi cây mẹ, rồi giâm xuống đất ẩm. Chồi giâm độ vài tuần thì ra rễ trở thành một cây con hoàn chỉnh. Ta có thể bứng(nguyên bầu ) ra trồng vào giỏ hay chậu. Cây sinh ra bằng cách tách chồi có ưu điểm là mau ra hoa, nhưng lại lắm nhược điểm như cây quá thấp, lại hoa nhỏ chóng tàn.

Cũng xin được lưu ý là cách giâm chồi này, trong tuần đầu phải đem vào chỗ mát và giữ đất luôn luôn giữ độ ẩm, nếu không chồi khó sống.

 

 

Kỹ thuật xử lý ra hoa:

Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.

Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.

Sưu tầm và biên soạn.

 

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…