Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Hoa Dạ Yến Thảo

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC

CÂY DẠ YẾN THẢO

 

Cây dạ yến thảo hay cây dã yến thảo, dạ yên thảo, dã yên thảo, hoa dạ yến thảo có tên khoa học: Petunia hybryda. Cây dạ yến thảo là cây thân cỏ, có 2 loại: cây dạ yến thảo đơn và cây dạ yến thảo kép với hoa màu sắc đa dạng.

Cây dạ yến thảo thường được trồng chậu treo, chậu để bàn hoặc trồng bồn hoa trang trí.

 

 

Kỹ thuật nhân giống cây dạ yến thảo:

Phương pháp nhân giống

Thường sử dụng phương pháp gieo hạt giống. Đầu tiên trộn đất hạt nhỏ với hạt giống cây,sau đó dùng tấm thủy tinh hoặc một lớp nilong phủ lên trên, để vào chỗ râm mát , phun nước và duy trì nhiệt độ, một tuần sau hạt sẽ nảy mầm, bỏ tấm thủy tinh hoặc lớp nilong ra. Mầm cao khoảng 2cm thì đem trồng ở chỗ khác, và khi mầm cao khoảng 8cm thì có thể đem trồng trong chậu, ngắt mầm khoảng 2 – 3 lần. Những mầm ngắt xuống có thể đem làm cành giâm.

Phương pháp giâm cành chỉ cần cắt những mầm non trên đỉnh dài khoẳng 10cm sau khi ra hoa, cắm vào đất cát ươm là được.

 

 

Cách chăm sóc cây dạ yến thảo:

Ánh sáng: Cây cảnh thuộc loài thực vật cần được chiếu sáng trong thời gian dài, nên đặt cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là trong khoảng từ 13 – 180C, thông thường khi nhiệt độ thấp dưới 40C hoặc cao hơn 350C thì cây hoa sẽ ngừng phát triển. Vì thế, khi trồng hoa cây cảnh dạ yên thảo cần tránh nóng vào mùa hè và tránh lạnh vào mùa đông.

Nước: Kỵ úng nước. Khi tưới nước cần tuân theo nguyên tắc: Không khô không tưới, tưới cần tưới thấm. Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao, tốt nhất nên tưới nước vào mỗi sáng và tối, giữ cho đất trong chậu lúc nào cũng ẩm ướt. Tuy nhiên nếu quá nhiều nước thì hoa cây cảnh sẽ rất dễ bị nhạt màu hoặc úng thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, khi trời mưa nên chuyển cây vào trong nhà.

Đất: Tốt nhất nên chọn loại đất cát hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, thấm hút nước tôt.

Phân bón: Có thể dùng nhộng tằm xay thành bột, trộn với phân lợn đã qua xử lý bón sẽ cho hiệu quả tương đối cao. Mùa hè là mùa trước khi chồi non sinh trưởng nên cần chăm bón mỏng, chọn phân có hàm lượng đạm, kali cao, hàm lượng lân ít.

 

 

Phòng chống bệnh thường gặp

Bệnh nấm móc trắng : Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh, thời kỳ đầu mới bệnh phun dung dịch chlorothalonit 75% pha loãnh với nồng độ 1 : 600 – 800.

Bệnh đốm lá : Cần cố gắng tránh chạm vào những lá bệnh và chú ý phòng tránh gió hại, mặt trời chiếu nắng và lạnh giá, cần kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, chú ý dọn những lá bị rụng và phun dung dịch Amobam 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.

Bệnh bọ chét : cần phun cho cây hoa cảnh dung dịch Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.

Sưu tầm và biên soạn.

 

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…