CỦ NĂN LÙN – NHỎ NHỎ MÀ CÓ “VÕ”

Củ Năn Lùn hay còn gọi là cây mã thầy, cây củ năn,cây bột tề, cây năn ngọt, năn bộp, cỏ năn ống hay củ năn bông đơn, là một loại cỏ năn mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước (cả nước mặn và nước ngọt), thuộc chi Cỏ năn (Eleocharis), họ Cói (Cyperaceae), có tên khoa học Eleocharis dulcis Burm.f., hoặc Eleocharis plantaginea R.Br.

Đặc Điểm Của Củ Năn Lùn
Củ Năn Lùn có thể cao đến 1,5 m. Củ Năn Lùn là một dạng giả thân hành. Củ Năn Lùn giàu carbohydrat (khoảng 90% khối lượng tính theo chất khô), nhất là tinh bột (chiếm 60% chất khô). Loại củ này cũng giàu chất xơ, riboflavin, vitamin B6, kali, đồng, và mangan.

Công Dụng Của Củ Năn Lùn

Thịt củ màu trắng, giòn và có thể dùng để ăn sống, luộc sơ, nướng, làm dưa món hoặc đóng hộp. Tại Trung Quốc, người ta còn nghiền củ năn ngọt thành bột để làm bánh. Đây là một trong số ít rau củ vẫn giữ được mùi vị đặc trưng ngay cả sau khi được nấu chín hoặc đóng hộp, bởi vì thành tế bào thịt củ tạo nên các liên kết chéo và được củng cố bởi các hợp chất phenol. Một số loại củ cũng có tính chất tương tự, như là củ sen.

Trong y học dân gian :

Một số bài thuốc từ Củ Năn Lùn:

Chữa phù thũng, tiểu tiện khó khăn: Củ năn 15 – 20g, lô căn 30g. Sắc nước uống trong ngày.

Nước hãm bột tề (củ năn): Bột tề (củ năn) 120g, đập giập, sắc uống thay nước chè. Dùng cho các bệnh nhân vàng da, tiểu ít.

Củ Năn Lùn ngâm rượu: Củ năn, chọn các củ không giập vỡ, rửa sạch để khô, đổ rượu ngâm 3 tuần. Mỗi lần nhai ngậm và nuốt với chút nước và rượu. Ngậm và nuốt khi đói. Dùng cho các trường hợp có hội chứng lỵ amip cấp.

Lòng lợn nhồi Củ Năn Lùn: Củ Năn Lùn gọt bỏ vỏ, thái lát, cho vào đoạn ruột lợn (lòng lợn) buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong xoong hoặc nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.

Nước ép Củ Năn Lùn hoà rượu: Nước ép củ năn nửa cốc, hòa chung nửa cốc rượu trắng nhạt cho uống. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết.

Nước ép Củ Năn Lùn: Củ năn 120g ép lấy nước, để lạnh cho uống. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm họng.

– Nước sắc củ năn cỏ tranh: Củ năn 120g, bạch mao căn 100g. Củ năn gọt vỏ, ép lấy nước, bạch mao căn nấu lấy nước, đem hòa với nước củ năn, thêm chút đường trắng, cho uống dần dần như uống nước trà. Dùng cho bệnh nhân vàng da, phù nề, tiểu ít.

Canh củ năn: Bột củ năn 250g, bột mứt hồng thị 6g, cát cánh 12g, tử tô 12g, xuyên bối mẫu 10g. Ba vị cùng sắc lấy nước. Dùng nước sắc nấu với bột củ năn, bột mứt hồng thị. Cho ăn ngày 1 lần, đợt dùng 5 – 7 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm họng mạn tính, có triệu chứng viêm teo niêm mạc và đau rát họng, ho khan ít đờm.

– Chữa bệnh tiêu khát, bệnh về gan, trường hợp nhiệt, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Củ Năn Lùn:
Nếu không được nấu chín, Củ Năn Lùn có thể là tác nhân truyền Fasciolopsiasis gây bệnh.

Người tỳ vị hư hàn không dùng.

Một Số Hình Ảnh Về Củ Năn Lùn:

 

 

 

 

 

Sưu Tầm Và Biên Soạn

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…