Categories: OrganicSức khỏe

Củ Đinh Lăng – Thần Dược Chữa Bệnh

CỦ ĐINH LĂNG – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH

 

Còn có tên gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm.
Tên khoa học là: Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq.. Tieghemopanax/ruticosus (L.) R. Vig.
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Ta hay dùng rễ hay vỏ rễ phơi hoặc thân cây sấy khô.

củ đinh lăng tươi

Công dụng và liều dùng

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý, Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm dùng trên người thấy với liều 0,23 đến 0,50g bột một ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ (30 độ) thì có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Trong nhân đân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng để chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ấn Độ, theo K. M. Naikarai, còn được dùng chữa sốt, làm săn da.

củ đinh lăng chữa bệnh

Đơn thuốc

1. Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động:
Rễ phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

2. Thông tia sữa, căng vú sữa.
Rễ 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7-1963).

3. Chữa vết thương:
Giã nát lá đắp lên trên vết thương.

Các đơn thuốc khác có dùng củ (rễ) Đinh lăng:

4. Chữa liệt dương, di tinh
Củ ĐL, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 gram; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 gram, sa nhân 6 gram. Sắc uống trong ngày.

5. Chữa nóng sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, nóng trong người, đau tức ngực, nước tiểu màu vàng
Củ ĐL tươi 30 gram, lá hoặc vỏ chanh 10 gram, vỏ quýt 10 gram, rễ sài hồ 20 gram, lá tre 20 gram, cam thảo dây 30 gram, rau má 30 gram, chua me đất 20 gran. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

6. Chữa bệnh viêm gan mạn tính
Củ ĐL 12 gram, nhân trần 20 gram, ý dĩ 16 gram, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12 gram; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8 gram. Sắc uống ngày 1 lần.

7. Chữa bệnh thiếu máu
Củ ĐL, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100 gram; tam thất 20 gram, tán nhỏ, rây bột sắc uống, mỗi ngày 100 gram.

8. Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức tay chân, phong thấp
Củ ĐL 12 gram, Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8 gram, Vỏ quít, Quế chi 4 gram, cho vào 600 ml nước sắc còn 250 ml, Quế chi chỉ cho vào khi nấu gần xong. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.

9. Phụ nữ tắc tia sữa, bài này giúp tăng lượng sữa cho con bú
Củ ĐL 40 gram, gừng tươi 3 lát, đổ 600 ml nước sắc còn 300 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.

10. Ho suyễn mãn tính
Dùng củ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8 gram, Xương bồ 6 gram, Gừng khô 4 gram, đổ vào 600 ml nước sạch sắc còn khoảng 250 ml. Uống lúc còn ấm. Chia ra ngày uống 2.

Sưu tầm

Share
Published by
mstrangilg

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…