Categories: OrganicSức khỏe

Cây Trà Xanh Cùng Những Tác Dụng Phụ

CÂY TRÀ XANH CÙNG NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

 

Dù được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, trà xanh vẫn có những tác dụng phụ.

Trà xanh được sấy khô từ lá chè tươi. Do chế biến ít, trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà xanh giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh tim mạch.

 

 

 

Dù vậy trà xanh cũng có ít nhiều tác dụng phụ:

 

Có thể gây thiếu máu

Các catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu thích uống trà xanh, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.

Khiến dạ dày khó chịu

Bạn nên giới hạn số lần uống trà xanh chỉ khoảng 2-3 lần một ngày. Cũng không nên uống trà xanh khi dạ dày bạn trống rỗng bởi điều này sẽ làm tăng axit dạ dày, gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn.

Tương tác với một số loại thuốc

Thuốc kích thích chức năng của hệ thần kinh không nên sử dụng cùng với trà xanh. Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

 

Trà xanh chứa caffeine

 

Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine. Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run..

Có thể gây bệnh loãng xương

Loãng xương là một tình trạng gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi. Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương.

Theo Boldsky, chỉ nên uống ở mức độ hạn chế để tránh các tác dụng phụ của trà xanh.

 

Cách uống trà có lợi cho sức khỏe:

Uống trà mới pha: Sẽ rất tốt nếu bạn uống trà ấm, không quá nóng và cũng không nên để nó nguội hoàn toàn. Trà nguội chứa nhiều vi khuẩn, cũng như đặc tính chống vi khuẩn của nó bị giảm đi rất nhiều.

 

 

Pha trà đúng cách: Hãy ủ lá trà vào bình nước sôi để trà có hương vị, có màu xanh tươi và tận dụng được hết lợi ích sức khỏe của nó. Trà xanh không được pha đúng có thể có vị đắng và không mùi vị.

 

   

 

Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

Tránh uống trà đặc:Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào.

Hạn chế uống nhiều: Mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2 tách.

Không uống trà khi đói.

Uống trà đúng thời điểm: Thời gian lý tưởng nhất để uống trà xanh là một giờ trước và sau bữa ăn. Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn thì nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn.

 

Bạch Dương

Share
Published by
Hậu ILG

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…