Cây Sắn Thuyền còn gọi là sắn sàm thuyền.
Tên khoa học Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa).
Thuộc họ Sim Myrtaceae.
Đặc Điểm Của Cây Sắn Thuyền:
Cây Sắn Thuyền là cây gỗ cứng có kích thước trung bình, cao 5 – 10 m, có thể đến 30 m. Cây mảnh, không to, lúc đầu hơi dẹp, sau rồi tròn, màu nâu nhạt. Lá mọc đối, đơn, nhẵn; cuống lá có thể dài tới 12 mm; phiến lá hình thuôn hay bầu dục, kích thước 5–16 cm x 2,5–7 cm, bìa liền. Hoa mọc thành chùm, không cuống, lưỡng tính, màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 2–3 mm, có thể đến 12 mm, khi chín có màu đỏ đậm hay đỏ tía pha đen. Mỗi quả có 1 hột, có một lớp nạc mềm bọc lấy hột.
Cây Sắn Thuyền mọc hoang ở nhiều nơi. Chim ăn quả rải hột ở các loại địa hình. Ở vùng đồng bằng, cây phát triển rất tốt, to, cao. Ở vùng đất cao ráo, cây vẫn phát triển, vẫn có thể cho quả. Cây có thể phát triển ở độ cao hơn 1000 m.
Lá non có vị chát nhẹ, có thể dùng làm rau ăn sống. Vỏ có nhiều xơ được dùng trộn với dầu cây chai xảm thuyền rất bền.
Cây Sắn Thuyền nhân giống bằng hột.
Phân Bố Của Cây Sắn Thuyền: Sắn thuyền phân bố ở Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Myanma, Việt Nam.
Tại Việt Nam: Cây mọc hoang và được trồng ở gần khắp miền Bắc, Hà Nội cũng có, các tỉnh khác như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…
Tác dụng dược lý của Cây Sắn Thuyền
Dựa vào kinh nghiệm nhân dân dùng lá sắn thuyền đắp lên vết thương, Đỗ Phú Đông, Bùi Như Ngọc và Phan Văn Nông và cộng sự ở bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp đã nghiên cứu trong thực nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:
1. Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.
2. Lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương thực nghiệm có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, toàn trạng con vật thí nghiệm mạnh khoẻ.
Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác dụng tốt.
3. Tìm khả năng tăng quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyền, các tác giả cho rằng lá sắn thuyền có tác dụng động viên nhanh mạnh bạch cầu tới ổ viêm, thúc đẩy nhiều tế bào đơn phân Plaxmoxit, fibrooxit, tế bào sao, lymphooxit… tạo thành kháng thể mạnh hơn nên có tác dụng chống tác nhân gây viêm, kích thích tổ chức hạt, làm vết thương chóng liền.
Công dụng và liều dùng Cây Sắn Thuyền
Ngoài công dụng dùng lá non ăn gỏi, vỏ thân để làm xàm thuyền, lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương chảy mủ dai dẳng, bỏng vết mổ nhiễm trùng, gẫy xương hở, hoại tử da… Bệnh viện hữu nghị Việt-Tiệp đã dùng có kết quả chữa những vết thương nhiễm trùng thông thường, làm cho vết thương chóng khô, bớt nhiễm trùng, tổ chức sẹo có điều kiện phát triển, làm cho vết thương chóng lên da non, đặc biệt dùng lá sắn thuyền chưa có trường hợp nào vết sẹo bị lồi là điều các nhà tạo hình và vá da rất mong muốn.
Sưu Tầm Và Biên Soạn
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…