Cây sâm bố chính có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ bông – Malvaceae. Cây sâm bố chính còn có một số tên gọi khác là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú yên. Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quãng Bình.
Lúc đầu sâm bố chính chỉ dùng để chỉ rễ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng gọi là sâm thổ hào nhưng nay quen gọi là sâm bố chính.
Đặc điểm
Cây sâm bố chính là cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Cuống hoa dài 5 – 8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7 – 10 bộ phận, dài 12 – 14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. . Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gợn hay những ụ màu vàng.
Công dụng
Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.
Hiện nay, nhiều người dùng cây sâm bố chính làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
Sưu tầm
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…