Cây Nắp Ấm – Kỹ Thuật Giâm Cành Cho Cây Nắp Ấm

KỸ THUẬT GIÂM CÀNH

CHO CÂY NẮP ẤM

 

Giâm cànhcây nắp ấm vẫn là phương pháp phổ biến đối với những người chơi cây ăn thịt hiện nay. Phương pháp này không đỏi hỏi kĩ thuật công nghệ sinh học cao, ai cũng có thể làm được, không tốn nhiều chi phí mà vẫn có thể cho ra những thế hệ cây ăn thịt kế tiếp. Không chỉ ở người chơi Amateur mà ngay cả những vườn ươm lớn trên thế giới, những sản phẩm họ bán ra lúc nào cũng có sản phẩm Cutting – Giâm cành cả.
Hiện giờ người ta vẫn sử dụng phương pháp này để cho ra đời những sản phẩm thương mại, bài này chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm cốt yếu, những bí quyết để cho ra những sản phẩm cành giâm chất lượng cho mọi người. Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu giâm cành với cây Viking x Bicalcarata , biến thể này khá giống với Viking, có cánh to, màu đỏ hồng, thân cành cũng tương đối dễ giâm.

 

 

Hiện tại cây Viking x Bical này của Sunshine đang có 2 nhánh, 1 nhánh ở gốc mới mọc thì đang có ấm thấp màu đỏ rất đẹp, còn 1 nhánh dài đã lên ấm cao như hình các bạn thấy. Do không chống cành lên nên khi cành dài quá bị quằn ra và có thế không được đẹp nên tôi quyết định làm vật mẫu để hướng dẫn cho các bạn.

Bước 1:

Chuẩn bị các thứ cần thiết trước khi giâm cành, chuẩn bị đầy đủ thì khi bắt tay vào làm đỡ loay hoay chạy tới chạy lui tìm kiếm mất thời gian.
+ Kéo – nếu có kéo chuyên dụng cắt cành thì tốt , không các bạn cứ chọn cho mình 1 cây kéo tốt, béng là được. Ở đây Sunshine Nursery sử dụng 1 cây kéo bình thường.
+ Dớn trồng – dớn có thể mua ở các tiệm bán kiểng – phong lan.
+ Chậu – dùng chậu nhựa, ly nhựa hay bất cứ thứ gì có thể chứa đựng được chiếc cành giâm.
+ 1 chiếc thùng xốp – đây giống như một môi trường để chứa đựng cành giâm.
 


Bước 2:

Xử lý cành giâm. Cành được chọn để giâm thông thường là cành ” bánh tẻ” theo cách gọi dân gian, chọn những cành to khỏe, còn xanh và đường kính cũng phải đạt một kích thước nhất định, khoảng ngón tay út trở lên. Độ thưa các mắt, các nách lá cũng phải có khoảng cách nhất định, càng dài sẽ càng dễ dàng giâm và kết quả đạt được cũng cao hơn.
Cành sau khi được cắt xuống sẽ được chia nhỏ ra, mỗi phần khoảng 2 -3 đốt lá ( 2 – 3 nách ) mỗi phần lá sẽ được cắt đi một phần. Lý do lại làm như vậy? Phần lá cắt đi giúp cho cành giâm đỡ thoát hơi nước hơn, cành sẽ giữ được độ tươi lâu hơn trong lúc chờ cây nảy mắt giâm. Chú ý khi cắt ta nên cắt xéo góc 45 độ  để tạo mặt cắt tiếp xúc với chất trồng rộng và dễ dàng cắm xuống các bạn nhé

 


 

Và thành phẩm sau khi cắt một đoạn giâm là đây:
 


Bước 3:

Tiếp theo ta xử lý chiếc thùng mút. Thùng mút có thể mua ở chợ. Ta  có thể tiết kiệm chi phí bằng cách mua lại từ những chủ bán trái cây thùng cũ với giá cả rẻ hơn ( khoản 15 – 20k 1 cái ), Tuy là thùng cũ nhưng vẫn dùng được miễn thùng không bị thủng đáy. Bây giờ ta mới đục lỗ bên hông của thùng, cách đáy khoảng 2 – 3 cm. Việc làm này để ta tạo được một bể chứa nước nhỏ dùng để giữ ẩm cho cành giâm trong thời gian chờ đợi cây nảy chồi. Chuẩn bị thêm một tấm lưới cách nhiệt, hoặc dùng 1 tấm kính trong để đậy thùng.
 

 

Ở đây tôi sử dụng luôn chiếc thùng đã xử lý trồng Flytrap Drosera để giâm, vì môi trường trồng DroseraFlytrap cũng là môi trường lý tưởng để giâm cành. Độ ẩm trong thùng rất cao, và có thể để dưới nắng chan hòa để cành mau nẫy mắt.
Bước 4:
Chúng ta dùng dớn đã được làm ướt quấn quanh bó chặt xung quanh lát cắt của cành giâm. Sau đó cho vào chiếc chậu nhựa nhỏ chứa đầy dớn. làm sao cho cành đứng thật chắt trong chậu. Dớn là chất trồng giâm cành cực tốt, có khả năng giữ ẩm và hút nước lên cho cành rất tốt. Một số người có điều kiện còn trồng Nắp Ấm với chất trồng 100% là dớn.
 

 

Vậy là xong , ta đặt chiếc ly với cành giâm hoàn chỉnh vào thùng xốp và đổ nước vào thùng, che lười lại và mang thùng đặt ở nơi có ánh nắng đầy đủ và chờ đợi cho cành nảy chồi là chúng ta đã hoàn thành phương pháp nhân giống ” Giâm cành “. Thông thường nếu thiếu nắng, tỉ lệ nẫy mẫm của cây cũng sẽ giảm, cành dễ bị thúi. Nắng nhiều là tốt nhưng phải được che đậy lưới cách nhiệt cẩn thận hoặc đậy kín hoặc trùm bọc ni lông để giữ ẩm cho cành giâm luôn tươi và không bị héo. Thông thường 1 cành giâm để có thể nảy mắt ra mất khoảng 2 – 3 tuần. Từ lúc nảy mầm cho đến lúc hình thành cây với 4 5 lá và rễ đầy đủ mất khoảng 3 – 4 tháng ( tùy giống ). Một sản phẩm cành giâm được bán ra thị trường  thường có tuổi thọ khoảng 6 tháng đến 1 năm cho một chậu cho nên 1 cây giâm cành như vậy thường có chất lượng rất cao, rất cứng cáp, đây là một cây nắp ấm hoàn chỉnh mọi mặt với lá cành rễ và ấm phát triển bình thường.
Ngày xưa lúc mới tập giâm tỉ lệ giâm cành thường rất thấp được khoảng 2 – 3 cành thành công trên 10 cành mà thôi. Sau một thời gian dài giâm bằng nhiều phương pháp và rút ra được phương pháp trên và cảm thấy tỉ lệ thành công của phương pháp trên rất cao. Các bạn cứ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và chất trồng, làm theo từng bước như trên hi vọng sẽ đạt được kết quả tốt. Bắt tay vào làm thử ngay sau khi đọc xong các bạn nhé!
 

Sưu Tầm

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…