Cây Mơ Tây còn có tên gọi khác là cây Mơ châu Âu, cây mơ hạnh, cây hạnh, tên khoa học Prunus armeniaca (Prunus armeniaca L.) là một loài thực vật thuộc chi Prunus.
Cây Mơ Tây trong tiếng Anh gọi là apricot, tiếng Pháp: abricotier, tiếng Trung Quốc: 杏 – xing (hạnh) hay 杏子 – xingzi (hạnh tử), tiếng Nhật: 杏 – an (hạnh) hay 杏子 (アンズ)- anzu (hạnh tử). Từ apricot trong tiếng Anh và abricotier trong tiếng Pháp thường được dịch sang tiếng Việt là mơ.
Mơ Tây, Mơ Ta Có Gì Khác Nhau:
Mơ ở Việt Nam hay mơ ta là loài thực vật khác, có tên khoa học là Prunus mume (Prunus mume Siebold & Zucc.), Prunus mume có tên trong tiếng Anh là Japanese apricot, Chinese plum hoặc Ume. Prunus mume (mơ ta) và Prunus armeniaca (mơ tây) là 2 loài có họ hàng gần, hình dáng quả và lá của chúng cũng rất giống nhau, tuy nhiên có thể phân biệt qua đặc điểm hoa, thành phần dinh dưỡng của quả, hạt, công dụng sử dụng trong ngành thực phẩm và y học và một số đặc điểm đặc trưng khác.
Đặc Điểm Của Cây Mơ Tây:
Cây Mơ Tây là một loại cây gỗ nhỏ, cao khoảng 8-12 mét (26–39 ft), với đường kính thân cây có thể lên đến 40 cm (16 inch). Các lá cây hình trứng, dài khoảng 5–9 cm (2,0-3,5 inch) và rộng 4–8 cm (1,6-3,1 inch), đầu nhọn và mép có răng cưa mịn. Hoa thường có đường kính 2-4,5 cm (0,8-1,8 inch) với năm cánh hoa màu trắng hoặc trắng phớt hồng, hoa mọc đơn lẻ hoặc từng đôi vào đầu mùa xuân trước khi trổ lá.
Quả Mơ Tây là một quả hạch tương tự như một quả đào nhỏ, đặc biệt rất giống quả mơ ta nhưng thường lớn hơn với đường kính 1,5-2,5 cm (0,6-1,0 inch) (có thể lớn hơn trong một số giống hiện đại), có màu sắc từ màu vàng đến màu da cam và thường có màu đỏ ở phía bên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bề mặt của quả nhẵn hoặc có lông mịn, thịt quả mơ tây thường có hương vị chua ngọt. Hạt rất dễ được tách rời khỏi thịt quả (đây là một trong những đặc điểm để phân biệt quả của Cây Mơ Tây và mơ ta (mơ Nhật Bản).
Cách dùng và tác dụng của quả mơ
Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, đỡ mệt mỏi, ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa.
Rượu mơ cũng có tác dụng tương tự, giúp ăn ngon, tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực, dùng vào mỗi bữa ăn với 1 chén con 25-30ml. Rượu mơ xanh, tính hàn, vị ấm, chữa kém ăn, bụng có giun. Vang mơ có thể uống gấp đôi.
Chế thành diêm mai, ô mai và rất nhiều loại mứt, kẹo ăn, ngậm cho thơm miệng khi bị ngứa họng, buồn nôn, ho, có đờm.
Chữa răng đau nhức: quả mơ chín giã nát đắp vào răng.
Đau bụng giun: 300g bạch mai, 3 thìa đường sắc nước uống.
Trúng phong, răng nghiến chặt, dùng ô mai đánh gió, chà răng.
Giải rượu: dùng mơ nấu với trà uống (rất hay).
Làm đẹp da, ở một số nước Âu Mỹ dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt, cổ trước khi đi ngủ vài giờ làm mất hết nếp nhăn “da sẽ rất đẹp” (phương pháp của bà Barbara Liebhart Heinerman – Mỹ).
Mụn cóc (hạt cơm) trên da: ô mai 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) và ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.
Rượu thanh mai (mơ xanh) chữa phong thấp (trong uống ngoài xoa) nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng ra mồ hôi tay chân.
Giữ thức ăn khỏi ôi thiu vào mùa nóng nực, có tác dụng sát khuẩn và ký sinh vật.
Một Số Hình Ảnh Tham Khảo Của Cây Mơ Tây:
Sưu Tầm Và Biên Soạn
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…