CÂY DÂU RƯỢU CÙNG NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI

Cây Dâu rượu có tên khoa học là Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D. Don (M. sapida Wall.), thuộc họ Dâu rượu – Myricaceae.

 

Cây Dâu Rượu hay còn gơi là cây dâu tiên, Cửu tử (Bản Thảo Cương Mục), Hỏa thực, Hỏa tề, Kim hoàn, Dương quả, Long tình, Dương thị tử, Dương gia quả, Hạc đầu hồng, Hạc đính hồng, Nhật tinh táo công (Hòa Hán Dược Khảo).

 

 

Phân Bố: Cây Dâu rượu mọc hoang tại nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Vĩnh Linh… Nhưng thường chỉ thấy ở Quảng Bình nhân dân khai thác dùng trong nước và xuất khẩu.

Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaysia, miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản.

 

 

Cây Dâu rượu nhỏ cao 0,4 – 0,5m nhưng cũng có thể cao tới 10m. Cành nhỏ thường có phủ lông tơ. Lá xanh tươi quanh năm, khi còn non hay ở những cành non thì có phiến lá to, hơi mềm, nhưng trên những cành già phiến lá nhỏ hơn và dai cứng. Phiến lá to dài 5 – 12cm, rộng 2 – 3cm, phiến lá nhỏ chỉ dài 2 – 3cm, rộng 8 – 10cm.

Mép phiến lá non có răng cưa rõ, phiến lá già răng cưa không rõ. Cuống không rõ hoặc rất ngắn, dài 2 – 10mm. Hoa khác gốc: hoa đực gầy, thưa hoa, hoa cái mọc thành hình đuôi sóc dài 1 – 5cm. Quả đường kính 0,5 – 1cm, khi xanh có màu xanh, khi chín có màu đỏ tím, trên mặt rất nhiều gợn thoạt trông giống như quả kép của quả dâu tằm (có lẽ vì vậy mà nhân dân gọi là quả dâu). Hạch dày nước và cứng, mọng nước, màu tím đỏ rất đẹp. Mua hoa tháng 10 – 11, mùa quả 11 – 1.
Quả cây Dâu rượu có vị chua ngọt và thơm. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Ý Nghĩa Và Công Dụng của Cây Dâu rượu: Quả dâu rượu ăn được và dùng làm mát.

Thứ Dâu rượu của Bắc Bộ Việt Nam mọc hoang trong rừng và được bán với tên Thanh mai; còn thứ Dâu rượu của núi Langbian thì quả nhỏ hơn và cũng ăn được. Ở Quảng Bình, người ta dùng quả tươi cho lên men chế rượu dâu dùng uống tốt thay các loại nước lên men; cũng có thể dùng quả khô để chế nước uống riêng. Trong y học, người ta thường dùng quả chữa rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy và lỵ. Hạt được sử dụng chữa chứng ra mồ hôi liên tục ở chân; vỏ thân và vỏ rễ sắc uống dùng điều trị đụng giập, loét, các bệnh về da và ngộ độc arsenic.

Sưu Tầm Và Biên Soạn

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…