CÂY CHÙM RUỘT

(Vườn có đủ kích thước – Hotline: 0938.616.077 – 0933.482.472 Mr. Tâm)

MỘT VÀI THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÂY CHÙM RUỘT:

Tuổi thơ dữ dội của những đứa trẻ miền Nam 

Cây Chùm Ruột còn gọi là tầm ruột, danh pháp khoa học hai phần: Phyllanthus acidus, danh pháp đồng nghĩa: Phyllanthus distichus, Cicca disticha, Cicca acida hay Averrhoa acida, tên tiếng Anh là Gooseberry tree, là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Diệp hạ châu ( Phyllanthaceae ).

Đặc Điểm Phân Bố Của Cây Chùm Ruột: Cây Chùm Ruột phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới Á Châu từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam.

Đặc Điểm Của Cây Chùm Ruột:
Cây Chùm Ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc.
Lá Cây Chùm Ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5 cm, rộng khoảng 1,5–2
Mùa hoa Cây Chùm Ruột là tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.
Hoa chùm ruột sắc hồng, nở từng chùm. Quả hình tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay, chia thành 6 múi, sắc xanh với đường kính khoảng 2-2,5 cm. Quả màu xanh, khi chín đổi màu vàng xanh, mỗi quả chỉ có 1 hột. Vị chùm ruột giòn và rất chua, khi chín có vị ngọt. Chùm ruột thường được chế biến thành mứt. Khi nấu ở nhiệt độ cao trái chùm ruột sẽ chuyển sang màu
Lá chùm ruột có khi được nấu lên ăn như một loại rau.

Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Cây Chùm Ruột:
Cây chùm ruột vừa được trồng làm cây cảnh vừa lấy quả


Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.


Chùm ruột quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua mát, thường được ăn sống hay nấu canh. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% vitamin C.


Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng.

 

Chua chua của chùm ruột.. Ngòn ngọt của đường.. Cay cay đầu lưỡi của ớt.. Mứt chùm ruột quả là một món đặc sản không thể chối từ với những kẻ trùm ăn vặt

Rượu ngâm bằng vỏ thân cây chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng, họng. Cách làm, vỏ vây và quả chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn hòa cùng rượu trắng nồng độ cao. Cứ 200 gam bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được. Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm giấm còn chữa được bệnh trĩ, uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh.


Trong y học cổ truyền dân tộc, có một vài cách sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh.
Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.
Vỏ thân chùm ruột một phần, vỏ thân vông đồng 2 phần, sắc cô đặc, hòa vào rượu trắng uống ngày 2 muỗng cà phê, chia làm hai lần, chữa suy yếu tim.
Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa để bôi vào vết thương, chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Chùm Ruột:
Những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều a xít oxalic.
Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc.

 

Sưu Tầm Và Biên Soạn

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…