Cỏ lông heo tên khoa học Zoysia Tenuifolia , thân thảo bò sát đất ,tốc độ tăng trưởng nhanh dùng trong các công trình phủ xanh diện tích lớn như bãi biển ,các công viên ,đập dốc,gạch trồng cỏ… Độ xanh của cỏ lông heo ở mức độ tương đối không xanh đậm mà hơi nhạt màu xanh lá cây ,cây ưa ánh sáng đều ,không thích hợp trồng trong bóng râm.
I. Kỹ Thuật Trồng Cỏ
1. Chuẩn bị đất
– Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.
– Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt.
– Rải lớp phân hỗn hợp (phân bò+tro trấu+ mùn dừa+đất mùn) dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt.
– Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.
2. Chuẩn bị giống cỏ
Dùng cỏ non để trồng. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1m² cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1, 20m²;nếu trồng dày sẽ được 2m²;trồng vừa được 3m² và nếu trồng thưa được đến 4m²đất.
3. Tiến hành trồng cỏ
– Cỏ giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất.
– Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ(nếu trải thảm không cần khâu này)
– Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất tro ở những nơi còn thiếu.
Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẽ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20-25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.
II. Chăm sóc cỏ sân vườn
1. Tháng đầu tiên
– Tưới nước: luôn tạo độ ẩm cho đất. Khai thông những nơi úng thủy, tưới bổ sung những đồi cao.
– Bón phân: trong tháng đầu cần bón 3 lần:
Lần 1:5 ngày sau khi trồng bón 2kg DAP/100m²
Lần 2: 15 ngày sau khi trồng bón 3kg DAP/100m²
Lần 3: 30 ngày sau khi trồng bón 2kg NPK 16-16-8 và 1kg bánh dầu/100m²
– Làm cỏ dại: làm cỏ 2-3 lần sao cho không còn thấy cỏ dại.
2. Những tháng kế tiếp
– Tưới nước: luôn tạo độ ẩm trong đất, độ dày của đất ít nhất là 3cm. Khai thông khi mưa nhiều, không để cỏ bị úng quá 24 giờ.
– Bón phân:
+Mỗi tháng cần bón 2kg DAP/100m². Nếu thấy cỏ xanh đậm quá thì thay DAP bằng NPK (16-16-8). Nếu cỏ chưa được mướt nên bón thêm một kg bánh dầu/100m²
+Vài năm sau cần bón thêm phân hữu cơ và vi sinh nhiều ít tùy thực tế thảm cỏ.
– Làm sạch cỏ dại
– Làm đẹp: trung bình 25-35 ngày, cắt cỏ một lần. Mỗi lần cắt chừa lại khoảng 1-1, 5cm.
III. Phòng trừ sâu bệnh cỏ sân vườn
– Bassa: trị rầy
– Fenbis: trị sâu ăn lá.
– Vibasu 10H:trị trùng trắng, sâu đất, sâu đục thân, dế, kiến…
(liều lượng và cách sử dụng hãy theo sự hướng dẫn trên nhãn thuốc hay bao bì)
Sưu tầm
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…