Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Môn Lá Tim

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÔN LÁ TIM

 

Cây môn lá tim, môn tai phật, cây đuổi muỗi có tên khoa học Chinese Taro

Cây môn lá tim  là cây môn kiểng dùng trang trí trong nhà nên chịu bóng mát bán phần, cây gồm nhiều lá vươn dài, lá cây hình tim, nhẵn, bóng,

Cây môn lá tim ngoài chức năng là cây nội thất trang trí trong nhà và cây sân vườn, đặc biệt cây môn này còn có khả năng đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả.

 

 

Cách trồng cây môn lá tim:

Công việc đầu tiên khi đưa cây vào không gian sống

Bước 1: Pha dung dịch chăm sóc cây

Cách làm: Cần pha loãng dung dịch để sử dụng dần theo tỷ lệ: 20ml dung dịch dinh dưỡng/ 1 lít nước sinh hoạt.

Bước 2: Đổ nước vào bình thủy tinh

Tùy vào chiều cao của rễ cây mà châm nước đã pha dung dịch vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 2/3 mực nước/chiều cao rễ cây

Bước 3: Đặt cây vào bình. Bố trí cây phù hợp với không gian sống và điều kiện khí hậu thích hợp.

Lưu ý:

Do thay đổi môi trường sống khi sản phẩm được thuần từ nhà kính vào không gian sử dụng, cây sẽ xuất hiện hiện tượng vàng 1 vài lá. Do vậy, trong tuần lễ đầu Khách hàng vui lòng thay nước cây hàng ngày và tuần lễ thứ 2 thay nước cây cách ngày. Đến tuần lễ thứ 3 thay nước cây cách 3-4 ngày 1 lần. Các tuần tiếp sau việc thay nước cây cứ tiến hành cách tuần 1 lần

•  Tránh tuyệt đối việc đổ dung dịch mẹ trực tiếp vào bình đang trồng cây, vì sẽ dẫn đến tình trạng vàng lá và úng lá, cây sẽ hư rất nhanh vì hấp thu quá nhiều dư lượng so với mức cần thiết.

 

 

Cách chăm sóc cây môn lá tim:

Trước hết là duy trì sự sống cho cây, sau đó là chiêm ngưỡng sự phát triển của từng chồi non, sự đâm chồi của từng chiếc lá, và khám phá vẻ đẹp hoàn mỹ toát ra từ bộ rễ; kết tinh hoàn hảo trong chiếc bình thủy tinh sang  trọng. Làm thế nào đây:

–          Cách tuần 1 lần thay nước dung dịch chăm sóc cây cho cây.

–          Rửa rễ cây – rửa bình  – Đặt cây lại vào bình thủy tinh.

Muốn cây đẹp và khỏe hơn

Mỗi tuần ít nhất 1 lần, đưa cây ra hứng nắng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng, từ 6g00 sáng đến 8g00, hoặc phơi sương từ từ 16h-17h đến 7h-8h sáng hôm sau (lưu ý: với những ngày thời tiết và khí hậu hanh khô nắng nóng, cần điều chỉnh thời gian quang hợp cho cây, cây không
được để dưới nắng chiếu trực tiếp) . sau đó mang cây để lại chỗ cũ.

Khi thấy cây có những lá héo, vàng và rễ úng…, lấy kéo tỉa bỏ để giúp cây có điều kiện đâm chồi phát triển. Mỗi tuần ít nhất 1 lần, đưa cây ra hứng nắng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng, từ 6g00 sáng đến 8g00, hoặc phơi sương từ từ 16h-17h đến 7h-8h sáng hôm sau (lưu ý: với những ngày thời tiết và khí hậu hanh khô nắng nóng, cần điều chỉnh thời gian quang hợp cho cây, cây không được để dưới nắng chiếu trực tiếp) . sau đó mang cây để lại chỗ cũ.

Khi thấy cây có những lá héo, vàng và rễ úng…, lấy kéo tỉa bỏ để giúp cây có điều kiện đâm chồi phát triển.

Nên:

–    Đặt cây ở vị trí hứng càng nhiều ánh sáng tự nhiên

–    Đặt cây ở nơi có luồng không khí lưu chuyển tốt, lượng Oxy trong không khí đầy đủ dồi dào

Không nên:

–    Để cây dưới ánh nắng gay gắt trong thời gian liên tục quá 2 giờ đồng hồ.

–    Để cây trực tiếp dưới luồng gió của máy lạnh hoặc  quạt điện.

–    Đặt cây sát cửa kiếng vào giữa trưa. Khoảng cách tốt nhất giữa cây và cửa kiếng là từ 25-50cm

Thay nước – rửa rễ cây – rửa bình

–    Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi bình, để vào thau nhựa, để cây nằm nghiêng tựa vào thành chậu, để tránh làm gập/gẫy lá hay rễ.

–    Vệ sinh bình: Súc rửa bình sạch sẽ, dùng miếng cước mềm sạch, vệ sinh kỹ lưỡng đáy và thành bình. Sau đó, xả lại nước sạch 1 lần nữa.

–    Vệ sinh cây: Nhẹ nhàng cầm phần gốc của cây, xả nước vòi sen với áp lực vừa phải vào phần rễ, để rêu mốc và bụi bẩn bị đánh bật ra khỏi rễ, giúp rễ sạch sẽ hơn, hút chất dinh dưỡng được dễ dàng.

 

Trong khi thay nước cho cây, cần chú ý một số vấn đề sau:

–  Cắt tỉa các phần rễ bị hư, bị úng.  Cắt bỏ lá già, lá vàng, cần phải cắt sát gốc không nên chừa lại phần cuống lá.

–   Rửa sạch phần gốc cây: mở nước nhẹ đưa phần rễ cần rửa sạch vào dòng nước

–   Nhẹ nhàng để cây vào bình, tránh rễ bị vướng gập vào mép bình làm gẫy hoặc tổn thương rễ.

–   Mang bình và cây đặt lại vị trí theo ý muốn. Chỉnh lại thế cây đứng thẳng, vững chắc

Khi phát hiện nước trong bình trồng cây không trong suốt, nổi bọt, hoặc có váng, rễ rụng dưới đáy bình thì nên thay nước (theo hướng dẫn trên) ngay lập tức.

–    Nên thay nước hàng tuần (trong thời gian từ 7-10 ngày). Không nên để quá 20 ngày mới thay nước, nhằm đảm bảo được bình trồng cây luôn sạch sẽ và trong suốt, đảm bảo cao nhất giá trị mỹ quan của cây

–    Nếu cây có những biểu hiện như: vàng lá, úng lá, úng rễ thì nên thay nước thường xuyên hơn từ 2-3 lần/1 tuần.

Sưu tầm và biên soạn.

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…