Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Môn Đốm

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÔN ĐỐM

 

Cây môn đốm hay cây môn cảnh, môn lá đỏ, môn lá trắng… có tên khoa học: Caladium biccolor. Cây môn đốm có củ tròn ở gốc, từ đó mọc lên lá và cụm hoa. Lá cây môn đốm có màu sắc rất hấp dẫn, phiến xanh có nhiều đốm đỏ, hồng, trắng xen lẫn nhau, lớn nhỏ không đều làm cho mặt lá khá rực rỡ.

Cây môn đốm thường được trồng trong chậu làm cây nội thất trang trí bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ… hoặc trồng bồn trang trí ngoại thất.

 

 

Cách trồng cây môn đốm:

Cây trồng và nhân giống chủ yếu bằng các mảnh củ, hay tách bụi.Trồng bằng đất hoặc thủy canh đều được

 

 

Cách chăm sóc cây môn đốm:

Tưới nước và bón phân đều đặn. Cắt bỏ các lá già, vàng úa hay sâu bệnh.

 

 

Đối với cây môn thủy canh

– Mỗi tuần ít nhất 1 lần nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h.
– Khi thấy cây có những lá bị vàng, héo, rễ bị úng, … lấy kéo cắt tỉa bỏ những phần bị hư, giúp cây có điều kiện ra lá và rễ mới.
– Khi phát hiện nước trong bình không còn trong suốt mà nổi bọt, chuyển màu vàng thì nên thay nước cho cây.
Cách bổ sung thêm dung dịch (từ 7 – 20 ngày/lần):
– Lấy cây ra khỏi bình
– Tùy vào lượng nước trong bình mà cho lượng dung dịch vào với tỉ lệ 5 ml cho vào 5 lít nước
– Lắc bình liên tục khoảng 2 – 3 phút
– Cho cây trở lại bình

 

 

Vệ sinh bình và cây:

– Súc bình sạch sẽ, vệ sinh kỹ đáy và thành bình để bình thủy tinh trong suốt, không bị bám rêu.

– Cắt tỉa các phần rễ già, chuyển màu nâu, hư, úng, … để bộ rễ tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Khi cắt tỉa nên nhẹ nhàng, cẩn thận trành làm tổn thương các rễ mới mọc. Không dùng tay rửa trực tiếp hoặc thao tác mạnh lên bộ rễ vì trên rễ có những lông hút cực nhỏ, mắt thường không nhìn thấy, việc vuốt bằng tay sẽ làm tổn thương rễ non và rễ cây dễ chết.

– Đưa nhẹ nhàng phần gốc cây xả dưới vòi nước chảy nhẹ, rửa thật sạch phần gốc cây. Dưới tác dụng của nước, các chất bám trên rễ sẽ được cuốn trôi đi.

– Cắt bỏ các lá già, vàng, cần cắt sát gốc không nên để lại phần cuống lá vì cuống là sau một thời gian sẽ úng, vàng, là nơi vi sinh vật phát triển, gây ảnh hưởng không tốt đến cây.

Sưu tầm và biên soạn.

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…