Cây hoa ly hay cây Bách Hợp, Loa Kèn, hoa Huệ Tây, ly, lily có tên khoa học: Lilium Longiflorum. Cây hoa ly là cây dạng thân hành, sống lâu năm trên cạn. Hoa Lily đều, lưỡng tính, hoa mẫu ba, có khi mọc đơn độc hoặc mọc từng cụm ở ngọn.
Cây hoa ly có nhiều giống loài khác nhau. Hoa ly mang ý nghĩa: Sắc đẹp – Đức hạnh – Thanh cao, quý phái – Kiêu hãnh.
Hoa ly thường được cắt cắm lọ trang trí hoặc trồng chậu, trồng bồn hoa.
Cách trồng cây hoa ly:
1. Chọn giống:
Mỗi giống có các đặc trưng, đặc tính khác nhau như các đặc điểm về hình thái, thời gian sinh trưởng… do vậy việc chọn giống đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự sinh trưởng phát triển, chất lượng hoa, thời điểm thu hoạch và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Kích cỡ củ giống có quan hệ chặt chẽ tới chất lượng hoa thương phẩm, củ giống càng to, số lượng nụ /cành càng cao. Vì vậy cần có công tác chọn lọc, phân loại củ giống trước khi trồng, nhập các củ giống có chất lượng tốt, kích cỡ to…
Chọn những củ giống đã được sử lý xuân hoá đang nảy mầm, có bộ rễ tốt, không bị bệnh (Nên trồng khi củ có chiều dài mầm từ 0,5 – 1,0 cm, nếu để mầm phát triển quá dài khi trồng dễ gây tổn thương cho cây do dó dễ bị nhiễm bệnh).
2. Thời vụ trồng:
Lily là cây có nguồn gốc ôn đới, thích ứng với điều kiện nhiệt độ 17 – 25oC. độ ẩm 60-80%, đặc biệt Lily rất mẫn cảm với nhiệt độ, nhiệt độ cao > 25oC cây sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn.
Thời gian sinh trưởng các giống nhập nội ở vụ Hè Thu ngắn hơn so với giống gốc từ 25 – 30 ngày, đối với vụ Đông – Xuân khá chuẩn so với giống gốc. Ngoài ra cần phối hợp với các biện pháp kĩ thuật chăm sóc và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm phù hợp mới có thể tạo được hoa chất lượng cao, nở đúng thời gian theo ý muốn.
– Với các dòng Oriental (Stagazer, Sorbonne, Yelloween, Valdermar, Ribera…)
+ Trồng từ: 25/8-05/9 Thu hoạch vào dịp 20/11
+ Trồng từ: 20/11-30/11 Thu hoạch vào dịp 08/03
– Với các dòng LA -Hybride (Twister, Avenilo, Acapuco, Freya…)
+ Trồng từ: 10/9-15/9 Thu hoạch vào dịp 20/11
+ Trồng từ: 05/12-10/12 Thu hoạch vào dịp 08/03
Kĩ thuật trồng cây hoa ly:
– Xử lý củ trước khi trồng bằng Viben C hoặc Rydomyl: 20g/8lít nước (có thể phun trực tiếp vào củ sau khi trồng).
– Mật độ trồng 25 – 28 củ /m2, (20 x 20 cm hoặc 18 x 20 cm2). – Độ sâu lấp đất: 10-12cm trên củ.
Sau khi trồng dùng bình phun sương tưới nhẹ đủ ẩm. Duy trì độ ẩm đất đạt 70% – 80%.
Cách chăm sóc cây hoa ly:
Bón phân
– Bón thúc N – P- K 5-10-3:
+ Tháng thứ 1: Bón 50g/m2
+ Tháng thứ 2: Bón 70g/m2
+ Phun Pomior 0,3% qua lá
+ Tháng thứ 3: Bón 70g/m2
+ Phun PotasPhosphas 0,25% qua lá
– Phương pháp bón:
+ Bón NPK: Dùng Dầm rạch nhẹ ở giữa các hàng cây, ở độ sâu từ 2 – 3 cm. Trộn đều phân với đất bột khô để bón cho đều. Sau khi bón cần lấp đất ngay chú ý cần lấp kín phân để phân không bị khô, cây dễ hấp thụ.
+ Bón thúc qua lá:
Dùng Pomior hoà với nước phun uớt đẫm thân lá. Liều lượng dùng: 30 – 40 ml Pomior pha với 10 lít nước.
PotasPhosphas 0,25% khi cây bắt đầu phân hoá mầm hoa, từ 7- 10 ngày phun 1 lần, phun ướt đẫm lá.
Làm cỏ
Yêu cầu: Phải tạo cho lớp đất mặt tơi xốp thoáng khí hạn chế sự cạnh tranh dinh duỡng của cỏ dại.
Dùng dầm xới nhẹ mặt luống, độ sâu xới đất từ 2-3cm, cách gốc từ 4- 5cm. Chú ý tránh làm đứt rễ hoặc gây tổn thương cho thân và bộ rễ vì đây là con đường chính để các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cây. Thời gian làm cỏ: 10 – 15 ngày /lần.
Chế độ chiếu sáng:
Hoa Ly là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện chiếu sáng tán xạ, cường độ chiếu sáng thấp. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam cần có lưới che chắn nắng thường xuyên, nên trồng cây trong nhà kính hoặc che phủ nilon giả kính.
Đảm bảo cường độ chiếu sáng từ 50-60% ánh sáng trực xạ.
Duy trì nhiệt độ trong nhà kính từ: 20 – 25 0 C.
Độ ẩm không khí từ 60 – 70%.
Phòng trừ sâu bệnh:
Thường gây hại trên các lá non gần ngọn, cây sinh trưởng phát triển kém.
Biện pháp phòng trừ: Phun Regent, Supracide 0.05% – 0.1% trừ sâu, Rầy, Rệp.
Lượng phun: 8 – 10 lít nước thuốc / 100 m2
Thường gây hại trên các lá non. Nhện chích hút nhựa cây, các vết chích hút đâu tiên nhỏ, sau đó lan dần rộng có màu vàng. Làm cho lá có các đốm vàng loang lổ, gân lá có màu xanh.
Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 0,1% hoặc Octus, Kelthan, Pegasus.
Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7- 10 ngày. Lượng phun: 6 – 8 lít nước thuốc /100m2
Nguyên nhân do nấm gây nên. Bệnh gây hại từ Củ, Mầm chồi non, Thân và ở Lá….
Bệnh thường gây hại ở những lá non, chồi ngọn. Cây bị bệnh thường sinh trưởng rất chậm. Các lá thường xuất hiện bệnh từ đầu lá sau lan dần ra gân lá và thịt lá làm cho đầu lá bị khô, lá phát triển không đều cong queo, dị dạng, khả năng quang hợp kém.
Biện pháp phòng trừ: Phòng là chính. Trước khi trồng phải làm đất thật kĩ, nhặt sạch tàn dư thực vật. Phun VibenC hoặc tốt nhất dùng Rydomyl với liều lượng: 25g/8lít nước, phun ướt đẫm đều mặt luống, trộn đều với lớp đất mặt đến độ sâu 15cm.
Khi trồng cần sử lý củ giống bằng Rydomyl hoặc VibenC trước khi lấp đất.
Khi bệnh đã phát sinh, phát triển cần sử lý sớm: Loại bỏ ngay các cây bị bệnh, Phun Rydomyl 25g/8l nước, VibenC 25g/8l nước, phun ướt đẫm thân lá. Thời gian phun: Từ 7 đến 10 ngày /lần.
Hạn chế tưới nước cho đến khi bệnh không phát sinh phát triển nữa mới tiếp tục tưới.
Nguyên nhân do Virus gây nên.
Triệu chứng bệnh: Lá bị vàng đều trên toàn bộ phiến các lá non, cây sinh trưởng, phát triển chậm, thân và lá nhỏ. Bệnh nặng có thể gây rụng lá.
Phòng trừ bệnh: Sử lý đất, củ giống bằng VibenC. Khi có bệnh cần phát hiện sớm. Dùng VibenC phun ướt đẫm thân lá. hoặc dùng Rydomyl 25 g + Streptomycin 1g pha cho 1bình 8 lít nước phun ướt đẫm lá.
Sưu tầm và biên soạn.
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…