Cây dưa hấu thích nghi rất tốt với điều kiện thời tiết tại Việt Nam nên có thể gieo trồng quanh năm. Nếu việc trồng và chăm sóc đúng cách thì cây sẽ cho chất lượng tốt và năng suất cao. Dưới đây là một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cho dưa hấu.
Thời vụ
Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết từng vùng mà mùa trồng có khác nhau:
– Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 – 30/12 dương lịch ).
– Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.
– Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02 – 05 dương lịch.
Gieo hạt: ươm cây con Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1 ha dưa hấu là 0,5 – 1,0 kg.
Ủ hạt: Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 – 2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4 – 6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24 – 36 giờ ở nhiệt độ 28-300C cho nứt mầm.
Gieo thẳng: Chuẩn bị lổ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lổ, sâu 10 cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo hạt đã nứt mầm, sâu 2 – 3 cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.
Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60 – 80 cm, cao 15 – 20 cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.
Làm đất, trồng cây
– Chuẩn bị đất: Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1 – 2 lượt rồi đào mương lên luống.
– Phân lô, lên luống: Khoảng cách luống thường 2,5 – 3 m cho luống đơn và 4,5 – 6 m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30 – 40 cm, sâu 40 cm, bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80 – 90 cm, cao 15 – 20 cm.
– Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3 -2,5 m x 0,5 – 0,6 m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.
– Cách trồng: Cây con được 5 – 7 ngày tuổi, có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn. 4. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic)
– Mục đích: Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại. 42 Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước. Tiết kiệm phân bón. Tăng khả năng quang hợp cho cây. Hạn chế cỏ dại. Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ. Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ.
– Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này.
– Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8 – 10 cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20 – 30 cm. 5.
Bón phân
– Chăm sóc Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.
Lượng phân bón chung
Bón lót
– Bón thúc lần 1 (12 – 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.
– Bón thúc lần 2 (20 – 22 ngày sau khi trồng): 150 – 200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.
– Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 – 300 kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.
Chú ý: Khi bón phân cho những lần bón thúc có thể dùng một vật nhọn đâm xuyên thủng làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống hốc. Hoặc bơm nước vào các rãnh, giữ nước lại, rồi rải phân xuống các rãnh. Đây là biện pháp tưới thấm, tuy nhiên nên bổ sung thêm lượng phân từ 20-30%. Ngoài ra còn kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 005 giai đoạn cây con giúp cây phát rễ nhanh, thân lá mau bò; Đầu Trâu 007 giai đoạn sắp ra hoa giúp cây ra hoa đồng loạt; Đầu Trâu 009 giúp trái to, vị ngọt, tồn trữ, bảo quản tốt, vận chuyển xa dễ dàng; liều lượng mỗi loại 01 gói (10mg) pha cho bình 08 lít nước, phun đều trên khắp mặt lá – phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần cho đến khi trước thu hoạch 10 ngày.
Làm cỏ
Tưới nước
Tỉa nhánh
Định hướng dây
Thụ phấn
Chọn trái· Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15 – 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8 – 12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn.
Phòng trừ sâu bệnh Một số sâu hại dưa hấu quan trọng
Bọ dưa· Phòng trừ: Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc).
Sâu vẽ bùa· Phòng trừ: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.
Bọ trĩ· Phòng trừ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc. Thuốc hữu hiệu là: Phun thuốc Đầu Trâu FEAT 25 EC liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Hoặc Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)
Phun các loại thuốc: Supracide, Ambush, Karate, Atabron, Shersol, Lorsban ở giai đoạn sâu non. Ngoài ra còn các loại sâu khác như: Sâu ăn lá, rầy mềm và các bệnh quan trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm nên sử dụng OLICIDE 0 DD liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl nước hoặc THUMB liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl. 7. Thu hoạch Dưa thương phẩm được thu hoạch khi có độ chín 70-80% (khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng). Năng suất từ 18-45 tấn/ ha.
Sưu tầm.
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…