Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cúc Đại Đóa

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÚC ĐẠI ĐÓA

 

Cúc đại đóa hay cúc vàng, hoàng cúc hay thu cúc, cúc tiger có tên khoa học: Chrysanthemum mor.

Cúc đại đóa là cây sống hàng năm, mọc thành bụi, phân nhiều cành nhánh, hoa to mọc trên đỉnh. Hoa cúc đại đóa có nhiều màu: vàng, trắng, tím, lai thứ sinh… Cây hoa cúc đại đóa mang ý nghĩa “lạc quan trên nghịch cảnh”. Cây thường trồng chậu trang trí nội thất, sân nhà hoặc trồng vườn hoa trang trí sân vườn…

 

 

Cách trồng cúc đại đóa:

  1. Nhiệt độ : 15- 350C.
  2. Ánh sáng
    Thời gian chiếu sáng rất quan trọng với cây Cúc trồng vụ Đông – Xuân.
    – Giai đoạn sinh trưởng: Thời gian chiếu sáng hơn 14 giờ/ ngày.
    – Giai đoạn sinh dục: Thời gian chiếu sáng dưới 12 giờ/ ngày.
    3. Ẩm độ: 70 – 90%.
  3. Chậu trồng
    – Đường kính: 25-30 cm, 45-50 cm, 60-65 cm…
    – Chiều cao: Tối thiểu 20 cm.
  4. Giá thể
    -Tơi xốp, thoát nước tốt và sạch bệnh. Hỗn hợp giá thể bao gồm: 40% cát +
    30% xơ dừa (đã qua xử lý chát) + 10% tro + 10% phân chuồng + 10% phân
    vi sinh.
    – pH=6,0-7,0.
  5. Vật tư
    – Tăm cắm: Tre, trúc, …, chiều cao tối thiểu 1m
    – Hệ thống chiếu sáng: 6m2/1bóng đèn (75-100W), cao 1,2 m so với ngọn cây.
    – Dây cột: Dây kẽm nhỏ, mềm.
    4. Thời vụ
    Từ ngày 5-20/8 âm lịch.
  6. Cây giống
    – Tiêu chuẩn cây giống: Cây cao 5-7 cm, có 2-3 cặp lá, chiều dài rễ 1-3cm, sạch bệnh.

–          Trồng xoay vòng từ mép chậu vào trong, cây cách cây 5-6 cm.

  1. Tạo dáng chậu
    – Bấm ngọn: Sau khi trồng 15 ngày, tiến hành bấm ngọn, sau đó chọn 2 chồi khỏe mạnh nhất.
    – Cắm tăm: Sau khi cây Cúc đạt chiều cao khoảng từ 35-40 cm ta bắt đầu cắm tăm định hình chậu cúc.
    – Tỉa cành, nụ: Để hoa to và nở đồng loạt, cần thường xuyên tỉa bỏ các nụ và chồi bên.
  2. Điều chỉnh quang kỳ
    – Giai đoạn sinh trưởng: Thời gian chiếu sáng bổ sung 4 giờ/ đêm.
    – Giai đoạn sinh dục: Không cần chiếu sáng bổ sung.
    Lưu ý:
    Thời gian ngừng chiếu sáng bổ sung:
    + Đại đóa: ngày 22-30 tháng 10 âm lịch
    + Pha lê: ngày 3-10 tháng 11 âm lịch.
  3. Tưới nước
    Đảm bảo lượng nước vừa đủ.
  4. Bón phân:
    + Sau khi trồng 3 ngày phun Atonik với 1 gói/20lít nước.+ Giai đoạn cây từ 1-30 ngày: Tưới NPK(3kg) + Ure(1kg)/ 100 chậu/3 lần.
    + Giai đoạn cây từ 30-80 ngày: Tưới NPK(6 kg) + Ca(NO3)2 (2 kg)/ 100 chậu/ 5 lần.
    + Giai đoạn cây sau 80 ngày: Tưới NPK(5 kg)+ Kali( 1 kg)/ 100 chậu/ 4 lần.
    Lưu ý: Phun phân qua lá (Rong biển, Ba lá xanh, Yogent, Atonik…) định kỳ 7-10 ngày/lần

 

 

Cách chăm sóc cúc đại đóa:

1. Nhiệt độ
Đối với các giống Cúc Đại Đóa,ưa khí hậu mát mẻ ( thích hợp vụ đông): nhiệt độ từ 20-250C.

2. Ánh sáng
– Ánh sáng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa và phân hóa mầm hoa của
cây hoa Cúc. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển cây có
yêu cầu ánh sáng khác nhau:
+ Thời kỳ cây con: Khi mới ra rễ cây cần ít ánh sáng vì lúc này cây non còn sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ.
+ Thời kỳ chuẩn bị phân cành: Cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo các chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây.
– Cúc được xếp vào loại cây ngày ngắn: thời kỳ để phân hóa mầm hoa tốt nhất là 10 giờ chiếu sáng trên ngày với nhiệt độ là 20-250C.
– Thời gian chiếu sáng kéo dài thì thời gian sinh trưởng của cây hoa Cúc dài hơn, thân cao, lá to, chất lượng hoa tăng. Thời gian chiếu sáng ngắn thì sẽ kích thích phân hóa mầm hoa sớm: cây ngắn, chất lượng hoa kém.
3. Ẩm độ
– Độ ẩm thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển là độ ẩm đất 60-70%, độ ẩm không khí 60-65%. Nếu độ ẩm trên dưới 80% cây sinh trưởng mạnh nhưng dễ phát sinh sâu bệnh làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng hoa.
4. Các chất dinh dưỡng
– Các yếu tố N, P, K và vi lượng như Ca, Mg, Mn có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.
+ Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của Cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, lá xoăn dày, giòn, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa được. Cây Cúc cần nhiều đạm trong giai đoạn phát triển sinh trưởng sinh dưỡng.
+ Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, nhanh ra hoa, giúp cây hút nhiều đạm và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ phát triển kém, cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn.
+ Kali(K): Giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K nhiều nhất vào thời kỳ phân hóa mầm hoa.
Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể dư như Ca, Mg, B, Mn… Thiếu các nguyên tố vi lượng này thì lá sẽ bị vàng làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, màu sắc hoa sẽ bị nhợt nhạt…

 

 

Phòng ngừa sâu bệnh

– Rệp: Actara 25 WG, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40 ND
– Sâu xanh hoặc sâu cuốn lá: Pegasus 500DD, Arrivo, Vicidi.
– Bệnh đốm xám lá: Topsin M-70 WP, Score 250 ND, Anvil 5 SC.

– Bệnh đốm vàng: Daconil 500 SC hoặc Altrcol 70 BHN.
– Bệnh đốm nâu: Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC, có thể dùng thêm Roval WP.
– Bệnh héo vi khuẩn: Phun Penixilin hoặc Topsin M-70 WP, đồng thời tưới bổ sung kali và Bo lên lá để tăng sức chống bệnh của cây.

Sưu tầm và biên soạn.

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…