Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cau Nga Mi

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAU NGA MI

 

Cây cau nga mi hay cây cau chà là, có tên khoa học: Phoenix. Cây cau nga mi mọc đơn hoặc mọc bụi, lá hình lông chim, có nhiều giống loại khác nhau. Cây cau nga mi thường được trồng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh sân vườn vì hình dáng đẹp và khả năng loại bỏ một số chất độc trong không khí.

 

 

Cách trồng cây cau nga mi:

Cày xới ít nhất 1 lần trước khi trồng. Bón lót 1-2kg vi sinh hoặc 3kg phân chuồng ủ hoai, hố trồng đào càng sâu càng tốt, nhưng chú ý đừng để đất lấp đọt non cây. Sau khi trồng, nếu trời không mưa, phải tưới ngay cho cây bén rễ và phải tưới liên tục 1 tháng; thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 7 – tháng 9 (lúc trời mưa nhiều).

 

 

Kỹ thuật nhân giống cây cau nga mi:

Hạt thu hoạch xong phơi khô, đem ngâm 12 giờ trong nước nóng 50-600C (pha 2 sôi 3 lạnh). Sau đó đem ủ trong vải thô và vùi vào cát ẩm, cứ mỗi ngày đem rửa sạch rồi lại ủ lại. Làm liên tục như vậy trong 3 ngày thì hạt sẽ nảy mầm và đem cấy vào túi bầu P.E. Phòng trừ sâu bệnh cho cây có thể trộn thuốc Basudin 10H vào ruột bầu hoặc xịt Sumi eight 12,5 WP nếu phát hiện có nấm hại. Sau 3-4 tháng tuổi, cây con có thể đạt chiều cao 40-50cm, 4 lá thật, sẽ đem ra trồng.

 

 

Kỹ thuật trồng cây cau nga mi:

Chà là là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhất là đất cát nghèo dinh dưỡng, đất có nước ngầm và có độ nóng cao. Ðặc biệt chà là có thể chịu đựng được nơi có độ mặn cao. Trồng bằng cây con từ 5-6 tháng tuổi. Nên trồng vào đầu vụ mưa để giảm công tưới và tăng tỉ lệ sống. Ðào hố qui cách 30 x 30 x 30 cm để trồng cây con. Trước khi trồng ta nên xử lý đáy hố bằng phân bón vi sinh để cây dễ bén rễ, trồng xong nên tưới nước ngay để cây nhanh hồi phục

 

 

Cách chăm sóc cây cau nga mi:

Cần đề phòng sùng cắn rễ lúc mới trồng, chuột phá hại rễ, thỏ rình ăn lá non. Mỗi tháng bón 0,01 kg phân NPK cho mỗi hố. Tưới nước vào 6 tháng mùa khô của năm đầu mới trồng. Khi cây còn nhỏ, dọn sạch cỏ xung quanh gốc để cỏ khỏi lấn át chà là mới trồng.

Lưu ý: Cần tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ vào mùa khô để chống sự thoát hơi nước của đất.

Mỗi năm vào tháng 12 đến tháng 11 cần phải cắt lá già, khô khi lá non mọc, cắt đến 5-10 lá già. Khi lá non mọc ra phải cắt gai để sau này khỏi bị chấn thương

Cây cau nga mi ưa sáng, có loại vẫn sống sinh trưởng tốt ở nơi bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình, sinh trưởng nhanh hay chậm là tùy theo giống; nhân giống từ hạt. Cây cau nga mi rất ít sâu bệnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụngđịa điểm mua cây cau nga mi, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.

 

Recent Posts

Lợi Ích Của Cây Tràm Bông Vàng, Những Vấn Đề Khuyến Nghị

Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…

Các Giống Cây Tràm Bông Vàng Và Phương Pháp Nhân Giống Cây Tràm Bông Vàng

Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…

Ứng Dụng Của Cây Tràm Bông Vàng

Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Tràm Bông vàng

Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…

Ý Nghĩa Của Cây Hoa Kèn Hồng (Chuông Hồng)

Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…