Cây cẩm chướng còn gọi là cây thạch trúc, có tên khoa học: Diranthus chinenseis. Cây hoa cẩm chướng thường biểu trưng cho tình bạn.
Cây cẩm chướng là cây thân thảo lâu năm, lá mọc đối xứng, hoa mọc trên đỉnh. Hoa cẩm chướng có nhiều màu, có hoa đơn và hoa kép, hương thơm ngát. Cây hoa cẩm chướng có màu sắc sặc sỡ, thích hợp trồng làm cây sân vườn hoặc cây nội thất trang trí, trồng cắt cành cắm lọ…
Cách trồng cây cẩm chướng:
Cây hoa cẩm chướng thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt.
Gieo hạt cây cẩm chướng:
Thời điểm thích hợp để trồng hoa cẩm chướng là vào tháng 8-9.
Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.
Phân bón: 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn. Có thể rạch hàng nông hay gieo trên mặt luống, nếu rạch hàng cách nhau 5 –1 0cm, hạt trước khi gieo trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày.
– Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trên các luống vườn ươm với khoảng cách 5 x 5cm, cây được 10 – 12 cm thì đưa trồng nơi cố định ngoài ruộng sản xuất.
Nhân giống vô tính bằng ngọn:
Thường nhân giống cây cẩm chướng bằng hạt nhưng vì nhập hạt quá đắt nên người ta phải giâm bằng chồi và ngọn. Bằng phương pháp này chúng ta chủ động thời vụ, lượng cây giống, nhanh ra hoa, sử dụng cây mẹ lấy giống là F1. Ta tách ngọn từ nách lá cây mẹ, tiến hành giâm từ tháng 8, ta chọn cây mẹ F1 sinh trưởng khỏe, ngắt ngọn, vạt bớt lá già lá bánh tẻ, xử lý qua aNAA cắm vào cát ẩm trong nhà giâm cành. Nên xây dựng nhà giâm cành kiểu làm tạm.
Cách làm: Đóng cọc xung quanh luống, đổ đất phù sa lên, sau đó đổ 10cm cát sạch đáy sông, phải làm sao luống cao 20 – 30cm, xử lý foomalin nồng độ 2 – 3% 10 ngày trước khi giâm cành. Cắm cách 2 – 3cm cho 1 cây, hàng ngày phun ẩm. Khoảng 10 – 15 ngày sau thì ra rễ. Khi nào kiểm tra có tới 90% số cây ra rễ thì mở giàn che, giàn che có thể mở từ từ, sau khi mở giàn che phải phun thuốc trừ nấm ngay. Thời kỳ đầu tuyệt đối không tưới nước phân, mà dùng phương pháp phun N:D.K tỷ lệ 1:1:1 phun 5 ngày một lần, lần thứ 3 là 3%.
1.1. Nhà lưới trồng cây mẹ
– Khung nhà bằng sắt hoặc ống thép mạ kẽm, cột bê tông, tre, cột gỗ.
– Mái nhà lợp bằng nilon chuyên dụng màu trắng, đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế tia tử ngoại, có lớp che nắng bằng lưới cản quang 50%.
– Xung quanh sử dụng lưới chống côn trùng màu trắng, 50- 70 lỗ/cm2.
– Có hệ thống tưới nước bằng vòi phun tay hoặc tự động
1.2.Trồng cây mẹ
– Đất trồng: Đất phù sa giàu mùn có độ tơi xốp thoáng khí, có độ pH 5,5- 6,5. Lên luống cao 20-25 cm, đáy rộng 80 cm, mặt 70 cm, rãnh luống 40 cm.
– Tiêu chuẩn: cây invitro sạch bệnh, không dị dạng, không dập nát, có chiều cao: 4- 5cm; số lá: 6-8 lá; chiều dài rễ: 1- 3 cm; số rễ: 4- 5 rễ.
– Thời vụ trồng: Để có cành giâm vào vụ thu (tháng 8-9), cây mẹ trồng vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, khoảng cách trồng 15×20 cm.
1.3. Chăm sóc vườn cây mẹ
Bón phân: Lượng phân thích hợp cho vườn cây mẹ tính theo 1 sào Bắc Bộ: 1 tấn phân chuồng + 50 kg Supelân + Urê 10 kg + Kali clorua 5 kg
Ngoài ra có thể sử dụng Atonik 1.8%DD, liều lượng 10 ml /bình 10 lít, phun bổ sung sau mỗi lứa cắt để kích thích bật mầm.
Sau khi trồng 15- 20 ngày, tiến hành bấm ngọn, giữ lại 4-5 lá. Khi mầm nách bật lên chỉ giữ lại 4-5 mầm trên cây còn lại cắt bỏ, cứ sau 10-15 ngày cho thu 1 lứa mầm.
Chú ý: sau mỗi lứa cắt mầm chỉ nên duy trì 4-5 mầm trên cây.
Theo dõi phát hiện và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:
– Bệnh đốm đen, phấn trắng: sử dụng Score 250EC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít. Hoặc Anvil 5SC liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít.
– Rệp, nhện và một số loài chích hút: sử dụng Supracide 40ND liều lượng 15-20ml/ bình 8 lít. Hoặc Pegasus 50SC liều lượng 10 ml/bình 10 lít.
– Sâu ăn lá: sử dụng Padan 50 SP hoặc Supracide 40 ND, phun liều lượng 10- 15 ml/ bình 10 lít. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ Thực vật.
2. Kỹ thuật giâm cành
2.1. Thời vụ giâm cành
Cẩm chướng có khả năng ra rễ cao và chất lượng cây giống tốt nhất ở 2 thời vụ: vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8 -9). Tuy nhiên thời vụ giâm phù hợp nhất vào tháng 8 -9, ở thời vụ giâm này sẽ có cây giống trồng vào tháng 9-10 (là thời vụ chính trồng cẩm chướng).
2.2. Chuẩn bị nhà giâm
Điều kiện nhà giâm cành: tương tự như nhà trồng cây mẹ.
2.3. Chuẩn bị giá thể giâm
Giá thể giâm cẩm chướng tốt nhất là trấu hun, nếu không có trấu hun có thể thay thế bằng cát sạch. Giá thể được xử lý trước khi giâm bằng Zineb hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít phun trực tiếp vào giá thể .
2.4. Chọn, ngắt ngọn giâm:
Chọn ngọn trên cây mẹ không bị sâu bệnh, không dị dạng xanh tốt có chiều dài từ 8-10 cm; 6-8 lá; đường kính thân: 0,4 – 0,5cm, sau đó dùng dao cắt ngang cành.
2.5. Xử lý thuốc
Sử dụng dung dịch ra rễ α-NAA với nồng độ 1000ppm để xử lý cành trước khi giâm bằng cách nhúng ngập phần gốc từ 1-2 cm, trong thời gian từ 3- 5 giây rồi tiến hành giâm vào giá thể.
2.6. Kỹ thuật giâm:
Giâm trên luống: Luống rộng 1- 1,2m, cao 20- 25cm, rãnh rộng 30- 40cm. Dải đều hỗn hợp giá thể phẳng trên mặt luống dày 10-15cm, khoảng cách: hàng cách hàng 5 cm; cây cách cây 3 cm.
Giâm trên khay: Khay giâm có kích thước 40x60cm, có 70 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm. Cho giá thể vào đầy miệng lỗ, mỗi lỗ cắm 2 cành.
Chú ý: Dùng tay cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 1,5- 2cm.
2.7. Chăm sóc cây giâm
Sau khi giâm tưới đẫm nước bằng cách tưới trực tiếp hoặc phun lên cây, trong 7-10 ngày đầu tưới 5-7 lần/ngày, để luôn đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần lần tưới 4-5 lần/ ngày (ẩm độ giá thể đạt 70-80%). Nếu giâm bằng cát thì số lần tưới ít hơn, (4-5 lần sau đó giảm còn 3-4 lần/ ngày).
Trong thời gian giâm (từ 20-25 ngày) phun thuốc phòng bệnh 1-2 lần bằng các loại Score 250EC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít, hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít, kết hợp phun bổ sung phân bón lá Komix – BFC.201 liều lượng 20-30 ml/bình 10 lít và có thể sử dụng một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ Thực vật.
2.8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn
Sau giâm 20- 25 ngày cây xanh tốt; sạch bệnh không có biểu hiện ra nụ, có chiều cao: 8-10cm; số lá: 6 – 8 lá; đường kính thân: 0,4- 0,5cm; rễ dài 1- 3 cm, số lượng rễ đạt trên 4 rễ ra đều xung quanh là có thể đem trồng ngoài sản xuất.
2.9. Nhổ cây và bao gói
Trước khi nhổ cây đi trồng 1 ngày, tưới đẫm nước để khi nhổ cây rễ không bị đứt. Dùng giấy gói bao quanh chặt bầu và vừa kín bộ lá để tránh bị tổn thương cây, gói 100 cây/1 bó. Nên nhổ cây vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều. Để vận chuyển đi xa xếp vào thùng cacton, đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.
Cách chăm sóc cây cẩm chướng:
Cây hoa cẩm chướng sẽ đâm chồi ở nhiệt độ 180C. Chú ý khi thời tiết quá lạnh nên để cây dưới mái hiên. Đợi bề mặt đất trong chậu khô mới tưới thêm nước.
Trồng cẩm chướng tại nơi có đủ ánh nắng. Để cây phát triển trước khi có sương giá. Mùa đông để cây dưới mái hiên nhà.
– Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao tránh nắng, luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm.
– Mật độ khoảng cách bằng trồng với khoảng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.
– Khi cây ra nụ, bón N:P:K = 1:2:3 dạng phân là urê, tecmôphotphat, K2SO4. Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì N:P:K = 1:3:2. Cẩm chướng trồng bằng ngọn sau 70 – 85 ngày thì bắt đầu ra hoa.
– Cẩm chướng thơm hay bị bệnh đốm và lở cổ rễ do vi khuẩn gây nên, nên phải xử lý đất bằng Falizan… và phun Bactoudes khi phát bệnh.
Nước tưới: Những ngày mới trồng cây cần tưới sương 3lần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới 2lần/ngày, giữ vừa đủ ẩm.
Lưới đỡ cây: Hoa cẩm chướng trồng trong nhà che phủ plastic cho cành hoa cao nên dể bị đỗ ngã, do vậy cần làm nhiều tầng lưới đỡ cây.
Bảo vệ thực vật:
Phòng trừ nấm lở cở rể: sử dụng Benlate C phun ngay sau trồng 5-6 ngày.
Phòng trừ nấm Alternaria, sử dụng Mancozeb, Manzeb.
Bệnh gĩ sắt, sử dụng Bayfidan, Anvil, Daconil.
Bệnh héo rũ(nấm mạch) do Fusarium, sử dụng Topsin M, Rovral.
Bệnh nứt thân do vi khuẩn Pseudomonas caryophyllinus, sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin.
Phòng trừ sâu hại: dùng Sumi alpha, Trebon.Phun phòng 10 ngày/lần.
Tiả nụ: Cẩm chướng đơn cần tiả bỏ những nụ hoa phụ, giữ nụ chính .
Cẩm chướng chùm cần tiả bỏ nụ chính, để lại những nụ phụ.
Sưu tầm và biên soạn.
Lợi ích của cây tràm bông vàng Cây tràm bông vàng giúp cải thiện môi…
Các giống cây tràm bông vàng phổ biến Cây tràm bông vàng có nhiều giống…
Cây tràm bông vàng trong cảnh quan cây cảnh, nghệ thuật và trang trí Ứng…
Chuẩn bị đất và trồng cây tràm bông vàng Lựa chọn đất trồng cây tràm…
Bạn đã từng nghe về cây hoa kèn hồng (chuông hồng) - loại cây cảnh…
Cây hoa kèn hồng (chuông hồng) không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà…