Vòng Nguyệt Quế Có Phải Làm Từ Cây Nguyệt Quế?

nguet que

VÒNG NGUYỆT QUẾ CÓ PHẢI LÀM TỪ CÂY NGUYỆT QUẾ?

vong nguyet que

Vòng nguyệt quế là thứ đồ trang trí rất phổ biến ở các nước phương Tây, đặc biệt là dịp Giáng sinh. Lễ Giáng sinh đã du nhập vào Việt Nam mang theo rất nhiều hơi thở của các vùng đất khác. Hãy cùng tìm hiểu một số điều thú vị chưa biết về chiếc vòng nguyệt quế nhé.

Mục đích sử dụng

Vòng nguyệt quế, hay còn gọi là vòng ô rô, là thứ đồ trang trí rất phổ biến, đặc biệt là trong dịp Giáng Sinh. Tuy nhiên, có ít người biết rằng, vòng nguyệt quế còn là một biểu tượng trong nghi thức chào đón Giáng Sinh tại các nhà thờ và gia đình theo đạo Thiên chúa. Nghi thức chào đón Giáng sinh này có nguồn gốc từ Đức. Trong nghi thức này vòng nguyệt quế được đặt nằm với 4 cây nến trắng dựng bên trên. Vào mỗi Chủ nhật kể từ tuần thứ 4 trước Giáng Sinh, mọi người sẽ thắp sáng một cây nến trên vòng nguyệt quế. Ngọn nến đầu tiên tượng trưng cho hy vọng. Ngọn nến thứ hai là tình yêu. Ngọn nến thứ ba tượng trưng cho niềm vui và ngọn nến cuối cùng tượng trưng cho hòa bình. Ngoài ra ngọn nến thứ năm màu trắng được thắp lên ở chính giữa vòng nguyệt quế vào đêm trước Giáng sinh tượng trưng cho ngày Chúa Giáng sinh. Thông qua nghi thức này, con người hy vọng về một tương lai tươi sáng, một mùa xuân ấm áp giữa hiện tại tăm tối lạnh lẽo của mùa đông.

vong nguyet que

Chất liệu và hình dáng của vòng nguyệt quế

Nguyên bản vòng nguyệt quế thường được làm từ nhánh cây thường xuân hoặc nguyệt quế, quả ô rô và một vài phụ kiện trang trí khác. Ở thời cổ đại những chiếc vòng nguyệt quế được miêu tả có hình móng ngựa. Tuy nhiên, theo thời gian những vòng nguyệt quế bây giờ chúng ta thấy đều có hình vòng tròn khép kín.
Ngày nay, vòng nguyệt quế có thể được sáng tạo từ nhiều kiểu chất liệu, màu sắc khác nhau với những kiểu dáng ngày càng mới lạ và độc đáo hơn.

nhung_dieu_thu_vi_chua_biet_ve_vong_nguyet_que_5

Vòng nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp

Hình tượng thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp luôn đội vòng nguyệt quế trên đầu. Thời Hy Lạp cổ đại, chiếc vòng nguyệt quế tượng trưng cho sức mạnh, sự chiến thắng. Vòng nguyệt quế thường được trao cho những người chiến thắng trong những cuộc thi đấu thể thao và thi ca để ca ngợi tinh thần chiến đấu của người chiến thắng.

nhung_dieu_thu_vi_chua_biet_ve_vong_nguyet_que_4

Caesar đội vòng nguyệt quế vì bị hói

Ở đế chế La Mã, những nhà lãnh đạo chính trị và quân đội cũng mang trên đầu một chiếc vòng nguyệt quế có ý nghĩa thể hiện quyền lực, địa vị xã hội cao quý của mình. Và hình ảnh chúng ta thường thấy nhất là Julius Caesar với chiếc vòng nguyệt quế gắn trên đầu. Tuy nhiên có nhiều nguồn tin cho rằng, sở dĩ Caesar đội vòng nguyệt quế là để che giấu chiếc đầu bị hói của mình.

nhung_dieu_thu_vi_chua_biet_ve_vong_nguyet_que_5

Sưu tầm