Vẻ Đẹp Của Cây Hoa Ly Dưới Góc Nhìn Phương Đông

cay hoa ly

Ý NGHĨA ĐẰNG SAU VẺ ĐẸP CỦA CÂY HOA LY

DƯỚI GÓC NHÌN GIỮA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Người Trung Quốc gọi loại hoa này là baihe hua (Hoa Bách Hợp – Trăm năm hoà hợp)
Ở Trung Quốc cũng có 1 giống hoa ly gọi là hoa bách hợp có từ rất lâu đời. Hoa trắng thơm, dùng để là thuốc, củ có thể ăn được như hành tây. Nhưng dân thường cũng không được nếm củ đó. Chính vì thế mà hoa ly được tượng trưng cho sự tinh khiết, quý phái.
Vì cái tên bách hợp (trong từ Bách niên hảo hợp – trăm năm hạnh phúc hòa hợp) nên hoa ly hay được dùng trong các tiệc cưới của Trung Quốc. Nay Việt Nam ta cũng bắt đầu học đòi theo. Trước đây trong đám cưới ta không dùng
hoa này.

cay hoa ly

Sau bách hợp được truyền bá sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong truyện Conan – thám tử lừng danh có nhắc đến chuyện ông râu kẽm Mori đã từng khen vợ đẹp như 1 đóa bách hợp làm bà vợ sướng lắm.
Việt Nam nhập hoa bách hợp rất ít, không trồng được như ở bên Trung Quốc (vĩ độ cao hơn), chỉ nhập làm thuốc nên không có khái niệm này.
Còn loại lily của phương Tây (nhất là của Hà Lan) thì có nhiều loại nhiều màu sắc như ta thấy bán ở các shop của Hà Nội.
Tóm lại hoa ly chẳng có liên quan gì đến vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam cả. Nếu có, chẳng qua là do quan niệm và gán ghép 1 cách khiên cưỡng mà thôi. (Học đòi phương Tây và Trung Quốc). Không phải là truyền thống văn hóa của ta.

cay hoa ly

Hoa loa kèn du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)… Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet… thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý… một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về …

cay hoa ly (24)
Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.

cay hoa ly

Hoa loa kèn có màu trắng pha thêm chút xanh và mùi hương thơm dịu. Một cành hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Lá hoa dày màu xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cành lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa tương đối cứng nên ít bị đổ gãy. Hoa loa kèn nở vào dịp cuối xuân đầu hạ tức là vào khoảng tháng tư và chỉ nở rộ trong nửa tháng. Vì vậy, vào giữa tháng tư, ở đâu ta cũng gặp hoa loa kèn tràn ngập khắp phố phường, sau đó thì lại trở lên quý hiếm.

cay hoa ly

Ý nghĩa hoa ly và cách nhìn của người phương tây

Lily, Bách Hợp, Loa Kèn hay hoa Huệ Tây trắng là bông hoa rất quan trọng và ý nghĩa đối với Cơ Đốc giáo, biểu tượng cho sự trinh trắng và đức hạnh. Trong Kinh Thánh, Lily được nhắc đến bằng cái tên “vị tông đồ khoác áo choàng trắng hy vọng” (the white robed apostles of hope). Lily mọc trong vườn Gethsemane sau khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Easter Lily được cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh để mừng sự hồi sinh của Chúa Jesus.

cay hoa ly

Lily trắng được dâng hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh (Madonna Lily – Hoa tượng Thánh Mẫu), và là biểu tượng của sự thanh khiết, trong trắng. Truyền thuyết kể rằng trước kia Lily màu vàng, sau khi được Mẹ Maria cúi xuống hái nó lên, Lily mới hóa thành màu trắng.Trong những bức họa xưa, người ta thường vẽ thiên thần Gabriel cầm trong tay một cành hoa Lily trắng đến báo tin cho Mary rằng bà sẽ là mẹ của Chúa Hài Đồng.
Trong thần thoại Hy Lạp, Lily trắng được sinh ra chính từ những giọt sữa của nữ thần Hera (Queen of Heaven) – vợ thần Zeus.

Chuyện kể rằng, Hercules là con trai của Zues với một phụ nữ bình thường Alceme. Vì muốn cho con trai mình có thêm sức mạnh thần thánh, Zeus để Hera ngủ say rồi đặt cậu bé bên cạnh nữ thần cho bú sữa. Khi Hera tỉnh dậy, bất ngờ và tức giận, bà đẩy đứa trẻ khỏi mình. Những giọt sữa thừa lúc ấy phun trào xuyên qua bầu trời tạo nên dải Ngân Hà (the Milky Way), còn vài giọt rơi xuống mặt đất, từ đó mọc lên những bông hoa Lily trắng đầu tiên…

cay hoa ly

Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã từng tôn vinh Lily trắng lên ngôi cao nhất của các loài hoa. Trong các lễ cưới Hy Lạp và La Mã bấy giờ, người ta đội lên đầu cô dâu vòng vương miện hoa Lily trắng trang hoàng với lúa mì như biểu tượng của sự thanh khiết. Vậy mà Lily cũng là biểu tượng của cái Chết và được đặt trên những ngôi mộ. Ngày xưa, người ta còn tin rằng Lily tự mọc trên những ngôi mộ của những người trong sạch, vô tội mà bị xử oan. Truyền thuyết Tây Ban Nha cổ kể rằng ăn cánh hoa Lily sẽ giúp cho người bị biến thành quái vật được trở lại thành người. Lily cũng là một bông hoa phổ biến trong văn minh Do Thái cổ (từ Hebrew – Do Thái cổ của Lily là Shusan) và là bông hoa thiêng của người Assyria cổ. Nó từng được nhắc đến trong kinh Tân Ước.

Thời Trung Cổ, theo những quan niệm mê tín, nếu mơ thấy Lily vào mùa xuân báo hiệu một cuộc hôn nhân hạnh phúc và sung túc, ngược lại, nếu mơ thấy Lily vào mùa đông, sẽ là điềm báo sự thất vọng hay sự chết yểu của người yêu. Cũng ở thời kì này, người ta còn dùng Lily trắng (củ của nó), để chữa bệnh. Thế nhưng, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng Lily thực ra không có dược tính và những phương thức chữa bệnh từ Lily vì thế chỉ là huyền thoại.

Sưu Tầm Và Biên Soạn