Loài Thủy Tùng Đang Đứng Trước Nguy Cơ Bị Tiệt Chủng

thuy tung

LOÀI THỦY TÙNG ĐANG ĐỨNG TRƯỚC

NGUY CƠ BỊ TUYỆT CHỦNG

Chỉ còn chưa tới 150 cây thuỷ tùng – có tên trong sách đỏ, được xem như hóa thạch sống của ngành Hạt trần – tại Việt Nam, già cỗi và thoái hoá nghiêm trọng. Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã nhân giống chúng thành công trong ống nghiệm.

Thủy tùng có tên trong Sách đỏ Việt Nam và theo công bố của Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) thì đây là một trong những loài bị săn lùng ráo riết nhất. Thủy tùng từng được phân bố ở nhiều tỉnh thành từ Bắc đến Nam nhưng hiện chỉ còn chưa tới 150 cây tại hai khu vực nhỏ hẹp ở Trấp K’sor và Ea H’Leo (Đăk Lăk).

thuy tung

Đã thế, hầu hết các cây Thủy tùng đều bị thoái hóa nghiêm trọng:

Suốt 35 qua không hề xuất hiện những cây non tái sinh hạt mà chỉ có một vài cây tái sinh chồi nên nguy cơ tuyệt chủng là rất cao.Già cỗi, khô ngọn rồi chết dần hoặc sức sinh trưởng kém, cành nhánh thưa thớt, cây vẫn ra hoa, có quả và kết hạt nhưng hạt lép.

Các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm lâm sinh đã tiến hành giâm cành để tạo cây giống Thủy tùng nhiều năm nay nhưng kết quả rất hạn chế, hầu như chưa trồng được cây Thủy tùng.

Phương pháp giâm cành rất khó khăn và mất nhiều thời gian bởi số lượng cây Thủy tùng trong tự nhiên quá ít. Một số trường đại học cũng đã nghiên cứu nhân giống Thủy tùng trong ống nghiệm nhưng mới dừng lại ở công đoạn tạo chồi.

Tháng 10/2007, với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Kết , học viên cao học Nguyễn Thành Sum (giảng viên khoa Nông – Lâm Đại học Đà Lạt) đã hoàn tất đề tài “Nghiên cứu bảo tồn giống Thủy tùng bằng kỹ thuật nhân giống in vitro”. Vật liệu để nghiên cứu là những mẫu chồi từ cây mẹ tại Cầu Krông Năng (Đăk Lăk).

Anh đã tiến hành nghiên cứu đồng thời với 4 loại môi trường và sau khi chọn được môi trường nuôi cấy phù hợp thì bổ sung chất điều hòa sinh trưởng tạo chồi và tiến hành các thí nghiệm tiếp theo để tạo rễ từ các chồi non.

Sau một năm rưỡi dày công tiến hành nhiều thí nghiệm phức tạp, đến giữa năm 2007, mầm rễ đầu tiên bắt đầu nhú ra.

Hiện, tỷ lệ cây Thủy tùng trong ống nghiệm ra rễ đã lên tới 60% nên tác giả đề tài đang xúc tiến chọn giá thể phù hợp để đưa cây Thủy tùng từ ống nghiệm ra vườn ươm để chăm sóc, sau đó nghiên cứu tiếp các biện pháp di thực ra môi trường tự nhiên.

“Chúng tôi sẽ đề nghị tỉnh Đăk Lăk bố trí một khu vực để làm khu vườn bảo tồn Thủy tùng trong năm 2008 rồi thử nghiệm trồng xen cây giống vào quần thể Thủy tùng hiện tại hoặc trồng mới rừng Thủy tùng. Bao giờ có vạt rừng Thủy tùng xanh tốt thì chúng tôi mới dừng nghiên cứu”, anh Sum tâm huyết nói.

Sưu tầm