Chiếc Nơ Vàng – Món Quà Tạm Biệt Cuối Cùng Gửi Đến Hàng Cây Xà Cừ Mùa Xa Thành Phố

cay xa cu va chiec no vang

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC NƠ VÀNG

ĐÍNH TRÊN HÀNG CÂY XÀ CỪ CỔ

Món quà cuối của người thành phố tiễn chân “ANH BẠN GIÀ”

Hai ngày qua, người dân Sài Gòn khi đi trên “con đường màu xanh” Tôn Đức Thắng (Quận 1), đều khá ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc nơ vàng được gắn trên mỗi thân cây xà cừ.

cay xa cu va chiec no vang

Hai ngày qua, người dân Sài Gòn khi đi trên “con đường màu xanh” Tôn Đức Thắng (Quận 1), đều không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy những chiếc nơ vàng được gắn trên mỗi thân cây xà cừ.

cay xa cu va chiec no vang

“Bạn cũng đến chào tạm biệt nhé. Hãy tranh thủ đi qua những ngày cây còn đó, và có thể gắn tặng một chiếc nơ” – Đó là thông điệp của một nhóm bạn trẻ gửi đến những ai yêu quý hàng cây trên con đường này. Các bạn trẻ hy vọng mọi người cũng đều gắn tặng chiếc nơ lên mỗi thân cây, thay cho lời cảm ơn và tạm biệt khi những hàng cây này trong tương lai sẽ biến mất.

cay xa cu va chiec no vang

Người dân thành phố đều biết rằng, hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng sẽ bị đốn hàng loạt để xây cầu Thủ Thiêm 2. Việc đốn hạ sẽ được thực hiện trong 3 năm và dự kiến thay thế bằng cây bằng lăng.

cay xa cu va chiec no vang

Hàng cây 100 tuổi này là những “báu vật xanh” của thành phố, khí trời oi bức của Sài Gòn nhờ những nhánh xà cừ xanh tươi tỏa mát mà dịu đi hẳn.

cay xa cu va chiec no vang (1)

Việc gắn nơ được cô gái Lại Hồng Vy, 23 tuổi – là người quản lý fanpage Chuyện của Nghề – lên ý tưởng thực hiện. Những mùa lá bay trên con đường Tôn Đức Thắng đã là mùa thu của cô gái ấy trong suốt 9 năm ở Sài Gòn. Vy chia sẻ: “Hồi nhỏ lúc tôi học tiểu học, tôi đi bộ đến trường giữa mùa thu lá vàng rụng đầy. Khi vào Sài Gòn, cứ ngỡ mình chẳng bao giờ bắt gặp lại khung cảnh đó nữa, và rồi tôi gặp được hàng cây này…”

cay xa cu va chiec no vang

Trên fanpage Chuyện của Nghề, Hồng Vy viết: “Hôm qua, tôi cùng bạn đi gắn nơ cho những cây xà cừ trên đường Tôn Đức Thắng. Chúng tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn và tạm biệt những hàng cây này. Một ngày kia, ở đây sẽ chẳng còn thấy lá rơi xao xác, chẳng còn bóng mát lung linh trong nắng vàng. Nếu buồn thì hãy cứ để mình buồn. Đừng ngại khi có tấm lòng”.

cay xa cu va chiec no vang

Không chỉ riêng nhóm bạn trẻ cảm thấy nuối tiếc khi biết hàng cây sẽ bị đốn bỏ, những người dân lao động nghèo hàng ngày mưu sinh dưới bóng mát của những hàng cây trên con đường này đều không khỏi chạnh lòng. “Ngày mai, có lẽ tôi cũng sẽ tự gắn lên thân cây này một chiếc nơ”, một bác vá xe lâu năm tại đây cho biết.

cay xa cu va chiec no vang

Những chiếc nơ vàng được gắn dưới mỗi số thứ tự đánh dấu trên những thân cây, thay cho lời tạm biệt gửi đến hàng cây cổ thụ trên “con đường màu xanh” của thành phố.

cay xa cu va chiec no vang

Trong 272 cây xanh ảnh hưởng bởi dự án có 84 cây phải đốn hạ, 37 cây sẽ được di dời và 151 cây được giữ lại. Từ ngày 25/11, đã có 5 cây xanh trên tuyến đường này bị đốn bỏ.

cay xa cu va chiec no vang

Người Sài Gòn hiểu rằng, việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 tại đây sẽ rất thuận tiện cho việc lưu thông sau này. Việc “đánh đổi” là tất yếu nhưng phải mất đi hàng cây từng gắn bó với người thành phố thế này khiến họ cảm thấy nuối tiếc.

Câu chuyện đẹp về những chiếc nơ vàng gắn trên hàng xà cừ ở đường Tôn Đức Thắng 11

Hồng Vy cho biết, ý tưởng gắn chiếc nơ ruy-băng vàng lên thân cây được lấy từ bài hát “Tie an yellow ribbon round the old oak tree” (Hãy buộc dải ruy băng lên cây sồi già). Bài hát này được sáng tác dựa trên 1 câu chuyện có thật ở Mỹ. Một chàng trai phải ngồi tù trong 3 năm đã viết lá thư gửi về cho vợ, nói rằng nếu cô còn yêu anh và vẫn đợi anh về thì hãy buộc một dải ruy-băng màu vàng trên cây sồi già. Ngày trở về, anh bật khóc nức nở dưới tán sồi vàng rực bởi hàng trăm dải ruy-băng…

cay xa cu va chiec no vang

Cũng như lời bài hát, “Anh sẽ quên đi chuyện của chúng ta, nếu như cây sồi già không được buộc một dải ruy-băng nào…”, mọi người đều gửi gắm tình cảm của mình đến hàng cây thông qua những chiếc nơ ruy băng này, và hy vọng nó sẽ không bị gỡ bỏ xuống cho đến ngày hàng cây chính thức biến mất.

Theo Quỳnh Trân / Trí Thức Trẻ