Chuyện Tình “1 USD” Của Cô Gái Việt Bán Chôm Chôm Với Chàng Trai Đan Mạch

ong gia dan mach va chuyen tinh cay chom chom

CHUYỆN TÌNH “1USD” CỦA CHÀNG RỄ ĐAN MẠCH

VỚI CÔ GÁI VIỆT BÁN CHÔM CHÔM

Ông Kurt vẫn còn nhớ như in quãng thời gian trai trẻ của mình: là thủy thủ của chuyến tàu du lịch vòng quanh thế giới, mua con tàu câu cá riêng và… số phận, sự run rủi, quan trọng nhất là vẻ hiền lành, thật thà của bà Sang đã đưa hai ông bà đến với nhau đầy hạnh phúc.

ong gia dan mach va chuyen tinh cay chom chom
ong gia dan mach va chuyen tinh cay chom chom
ong gia dan mach va chuyen tinh cay chom chom

Ông Kurt vẫn duy trì việc xây dựng hằng ngày để ngôi nhà của ông bà ngày càng hoàn thiện vàtốt hơn

Tuổi già khiến ông không còn nhớ rõ những mốc thời gian cụ thể, nhưng ông Kurt Lendar Jensen vẫn nhớ như in thời phiêu bạt của mình. Ông có khoảng 3 năm đi trên con tàu du lịch khắp thế giới, làm việc và ngắm nhìn những đất nước khác nhau. Ông kể: “Thời ấy chúng tôi đi qua Panama, Peru, đi đến Galapagos, nhìn thấy những hòn đảo lạ. Khi đến Châu Á, tàu đã dừng ở Philippines, Thái Lan, nhưng đã không đến Việt Nam vì khi ấy còn chiến tranh”.

Khi ngừng công việc ở tàu du lịch, ông Kurt sắm một chiếc thuyền đánh cá nhỏ. Sau đó là 22 năm dài của những cuộc ra khơi với nghề cá. Mỗi lần về cảng, nước đá được đưa lên thuyền. Khi bắt cá từ lưới lên, họ đông lạnh ngay. Ông kể: “Bạn không thể nào biết được, khi nước đá chảy xuống và đóng băng những con cá trong suốt, nhìn cá rất ngon và tuyệt vời”. Những chuyến đánh cá như cuộc phiêu lưu của người đàn ông này.

Có những lần, thuyền của ông đi chuyến xa, đến tận Hà Lan, đánh cá và bán cá rồi lại trở về Đan Mạch. Ông kể: “Có mùa tôi đến cả Ba Lan. Vùng nước đó thật kì lạ. Ở ngay bên này của Đan Mạch, chúng tôi chỉ bắt được vài con cá. Nhưng chỉ cần chạy sang đến bên kia của Ba Lan, cá đầy ắp, ngập lưới. Cá nhiều như những nải chuối đấy!” – nhưng đó là đánh bắt bất hợp pháp, và tàu Ba Lan có thể xuất hiện bất cứ lúc nào để đuổi ngư dân ra khỏi vùng nước của họ.

Ông Kurt bảo tàu đến thì ngư dân đã chạy ra rồi. Mùa đánh bắt trên biển trở thành thời gian ông thỏa chí giang hồ phiêu bạt của mình.

Khi các đạo luật hạn chế đánh bắt ở Đan Mạch ra đời, nhiều ngư dân chuyển sang đánh bắt và bán cá ngay trên biển cho Hà Lan để lấy tiền mặt, không một loại giấy tờ gì. Ông Kurt thấy lo sợ và không thể tiếp tục công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó. Ông suy nghĩ suốt 3 tháng dài rồi quyết định thuận lời chính phủ, cưa bỏ tàu và nhận một khoản đền bù.

Năm ấy, ông dùng số tiền dành dụm mua một trại cưa nhỏ, sống với những nông dân đốn củi trong rừng nhờ vào nghề cưa cây thuê và nhận những khúc gỗ thừa mà người ta gửi lại, có thể dành dụm được nhiều.

Năm 1992, khi quyết định đi du lịch một chuyến ở Việt Nam, ông đã lên đường cùng hai người bạn Việt đang sống ở Đan Mạch. Ông nói: “Tôi chưa đến Việt Nam bao giờ, hồi xưa đi trên tàu du lịch, tàu không thể ghé Việt Nam vì chiến tranh”. Thời gian đó, ông và người vợ cũ cũng chia tay.

Mối tình duyên… ngoài chợ

Một người đàn ông độc thân ở giữa Sài Gòn và đi mua chôm chôm. Ông Kurt nói: “Tôi đã nhìn thấy bà ấy” – cứ 30 quả chôm chôm cho một túi, ông lại trả bà 1 USD. Lúc ấy, cái nhìn đầu tiên của ông đối với bà Sang là “bà khá xinh xắn”. Quan trọng hơn, cô bán hàng xinh đẹp này chỉ lấy đúng 1 USD trong khi những người khác “khi giao chôm chôm cho tôi thì cứ lấy tờ 5 USD trong bóp tiền”.Chính ấn tượng ấy, khiến ông Kurt ngày nào cũng quay lại mua. Bà Sang kể lại: “Tôi quá bất ngờ khi lên phòng thăm ông ấy, chôm chôm ổng mua mà có ăn đâu, chất đầy trong phòng”.

Họ làm quen nhau. Ngày ông làm thủ tục ra sân bay về, ông đưa hết số tiền còn lại trong túi cho bà. Bà nói: “Tôi đâu dám nhận đâu. Tôi phải theo ổng ra phòng thủ tục, nhìn thấy ổng có giấy, có vé rồi, tôi mới dám cầm tiền. Lúc đó tay tôi chạm vào tay ổng, tôi thấy mình xôn xao ghê lắm nha”.

Bà không dám nói với gia đình về ông, bởi “sợ ổng không quay lại, tôi biết phải làm sao”.

Nhưng cứ vài tuần, bà lại nhận được thư của ông gửi. Những lá thư tiếng Anh nhiều đến nỗi em trai bà phải đem ra tiệm dịch thành tiếng Việt. Bà không chịu viết thư lại, mãi đến khi thấy những lá thư quá nhiệt tình với mình, bà mới viết lại cho ông lần đầu. Những lá thư đến giờ vẫn còn được gia đình bà giữ lại như món kỷ niệm mối tình với ông “rể Việt Nam”.

ong gia dan mach va chuyen tinh cay chom chom Một Facebooker tên Đào Hiếu, trên đường đi xe máy xuyên Việt, đã thăm ông bà khi đọccâu chuyện ở trên mạng

Chỉ 6 tháng sau, ông trở lại Việt Nam đi tìm bà, không “giữ lời hứa” một năm như đã hẹn. Ông về tận Long Khánh, đến thăm gia đình, gặp cả những đứa con của bà. Khi ấy con bà cũng đã lớn, chấp nhận cho ông trở thành người trong gia đình. Ông đến Việt Nam 3 lần là quyết định cưới bà, đưa về Đan Mạch.

“Đám cưới tôi nhỏ thôi, 15 bàn, nhưng đẹp lắm” – bà theo ông về Đan Mạch. Họ sống trong căn hộ nhỏ ở trại cưa, bà đi học tiếng và đi làm ở Đan Mạch.

Khi ông muốn thực hiện những dự án cho người nghèo, bà theo ông về lại Việt Nam. Ông lái xe Bonus, chở bà đi đến từng xã nghèo, khảo sát những vị trí hiểm trở, thác dữ, chuẩn bị xây cầu hoặc trường cho người khuyết tật. Có hôm họ cứ men theo thác, đi vào đường cụt, ngồi đó uống cafe, cho đến khi có người đi qua chỉ cho đường khác vượt thác lại đi tiếp.

Suốt từ năm 1996, ông đã đi xây 24 cây cầu, hầu hết ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, một số nơi ở Ninh Thuận.

Khi câu chuyện về ông Kurt và bà Sang lan truyền trên mạng, nhiều bạn trẻ sống gần Chợ Lầu, Phan Rang, Phan Thiết đã đến thăm ông bà, nghe họ kể chuyện và trò chuyện với ông Kurt.

Sắp tới, một nhóm bạn trên mạng sẽ tập trung đến thăm ông bà trong ngày cuối tuần. Mối tình già hạnh phúc giữa hoang mạc đang có thêm những nhựa sống từ khắp nơi.

Khải Đơn