Cây Thông Đỏ ở Việt Nam Đang “Kêu Cứu”

CÂY THÔNG ĐỎ VIỆT NAM ĐANG “KÊU CỨU”

Thông đỏ (Taxus Wallichiana zucc) thuộc họ thanh tùng (Taxaceae) . khi hiểu theo nghĩa hẹp (sensu stricto) là một họ của 3 chi và khoảng 7 tới 12 loài thực vật quả nón, còn khi hiểu theo nghĩa rộng (sensu lato) là họ của 6 chi và khoảng 30 loài.

Họ này chủ yếu là các loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ nhiều cành. Lá của chúng thường xanh, sắp xếp theo hình xoắn ốc, thường vặn xoắn tại gốc lá để xuất hiện theo kiểu 2 hàng. Các lá có dạng thẳng hay hình mũi mác, với dải khí khổng màu lục nhạt hay trắng ở mặt dưới. Các loài phần lớn là đơn tính khác gốc, ít khi đơn tính cùng gốc. Các nón đực dài khoảng 2-5 mm, tung phấn ra vào đầu mùa xuân. Các nón cái bị suy giảm mạnh, chỉ có một lá noãn và một hạt. Khi hạt chín, lá noãn phát triển thành áo hạt nhiều thịt, bao phủ một phần của hạt. Áo hạt khi chín có màu sáng, mềm, nhiều nước và ngọt, chúng bị một số loài chim ăn và nhờ đó mà hạt được phát tán khi chim đánh rơi chúng.

Phân bố chủ yếu: Thông đỏ phân bố ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và TP Đà Lạt, ở độ cao từ 1.300m đến 1.700m. Khu phân bố là các hẻm núi, cạnh khe suối, nơi cây lá rộng thường xanh chiếm ưu thế, rất ít cây lá kim

Hiện trạng: Cách nay khoảng 5 năm, theo thống kê của ngành lâm nghiệp, quần thể thông đỏ trưởng thành (hàng nghìn năm tuổi) ở Lâm Đồng còn khoảng 300 cây. Nhưng hiện nay, với những gì đã diễn ra liên quan đến quần thể thông đỏ cuối cùng này, con số cá thể còn lại chỉ rất ít.

go-thong-do-goxaydung

Theo ông Hứa Vĩnh Tùng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) khẳng định: “Quần thể thông đỏ Taxus wallichiana Zucc ở núi Voi có đường kính lớn nhất và số lượng nhiều nhất VN. Chúng ta có nhiều loài thông đỏ, nhưng loài Taxus wallichiana Zucc chỉ có duy nhất ở Lâm Đồng và có giá trị rất lớn trong y học”. Ông Lê Xuân Tùng – Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng), người có công trình khoa học nghiên cứu về loài thông này trong nhiều năm, cho rằng: “Thông đỏ này sinh trưởng rất chậm (đường kính 30cm phải mất 150 năm); cây rất quý, chất taxol chiết xuất từ loài cây này có thể chữa được một số bệnh. Đây là loài cây đơn tính khác gốc, có cây đực cây cái riêng, nếu bị chặt một trong hai thì khả năng tái sinh rất ít. Những cây cả ngàn năm tuổi như thế này mà bị chặt hạ thì quả là kinh hoàng”.

go-thong-do-goxaydung-2

Do mê tín: Tin đồn người chết được chôn trong quan tài làm bằng thông đỏ sẽ rất linh thiêng, phù hộ cho gia đình,…, khiến bọn lâm tặc và người dân địa phương lẻn vào quần thể thông đỏ quý hiếm nhất của Việt Nam để cưa xẻ cây quý.

Hiện trạng bảo vệ:

Ngành lâm nghiệp Lâm Đồng bắt đầu rà soát, kiểm tra toàn bộ các khu vực có thông đỏ, trên cơ sở đó khoanh vùng, đưa cây thông đỏ vào diện thực vật bảo vệ đặc biệt.

Theo Trung tâm nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Lâm Đồng là vùng đất hiếm hoi ở châu Á còn một số quần thể thông đỏ Taxus wallichian Zucc rất quý hiếm với số lượng hơn 200 cây, nằm rải rác trên cao nguyên Lang Bianlafha – Núi Voi.

go-thong-do-goxaydung-1Đây là loại thực vật rất quý, nhưng do chính quyền địa phương không quan tâm và người dân cũng không biết giá trị của chúng nên lâu nay khai thác bừa bãi như các loại “gỗ tạp” khác.

Để chấm dứt tình trạng này, ngành lâm nghiệp Lâm Đồng bắt đầu rà soát, kiểm tra toàn bộ các khu vực có thông đỏ, trên cơ sở đó khoanh vùng, đưa cây thông đỏ vào diện thực vật bảo vệ đặc biệt.

Ngành còn tổ chức đợt tuyên truyền rộng rãi về cây thông đỏ để người dân cùng tham gia bảo vệ và tránh sử dụng không đúng cách có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tại khu vực Núi Voi – nơi vừa xảy ra tình trạng một số người dân chặt phá cây thông đỏ, tỉnh lập chốt bảo vệ, tiến hành điều tra và kiên quyết khởi tố vụ án chặt phá thông đỏ…

Theo các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, thông đỏ Taxus wallichian Zucc là loài cây có giá trị lớn về đa dạng sinh học và đặc biệt cây cho hoạt chất để chế xuất chất đặc trị bệnh ung thư.

Sưu tầm