Cây Nghiến

cay nghien

CÂY NGHIẾN

Cây nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng.

cay nghien

Cây nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình có loại cây này.

cay nghien
Đặc điểm
Cây nghiến là cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, đường kính tới 80 – 90 cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 – 12 x 7 – 10 cm; mép nguyên; gân bên 5 – 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 – 5 cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính 1,5 cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5 cm. Cánh hoa 5, dài 1,3 cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 – 1,3 cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8 cm.

cay nghien
Ứng dụng
Loại gỗ được lấy từ cây nghiến có tính cơ học cao, rất cứng, dai, bền, không vân, không mọt, mối, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két – một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Cũng vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến còn rất được ưa chuộng khi dùng làm thớt.

Sưu tầm