Cây Me Và Giá Trị Sử Dụng Của Cây Me

cay me

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY ME

Với nhiều chị em, me là thực phẩm quen thuộc nhưng có lẽ ít các bà nội trợ đã biết trái me nhỏ xinh có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn nữa.

cay me

Trái me thường có màu xanh lục khi chưa trưởng thành nhưng khi nó chín, trái me trở nên béo hơn, nó thay đổi màu sắc sang màu nâu cát. Thịt của quả me luôn khô, dính có màu nâu đen và bên trong là những hạt màu đen sáng bóng.

cay me

Thịt của quả khá khô, thịt me có màu nâu sẫm, bên trong là những hạt màu đen sáng bóng. Thịt me có vị rất chua khi nó còn xanh, nhưng khi nó chín thịt me khá ngọt ngào.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng

Cơm quả giàu glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic. Vitamin B có nhiều ở búp lá, lá non. Pha nước uống, làm thức ăn hằng ngày. Trái me cũng góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất…

Giá trị dinh dưỡng trong 100 mg trái me

– Vitamin A: 30 IU

– Vitamin B: 0,34 mg

– Vitamin B2: 0,14 mg.

– Niacin: 1.2 mg

– Vitamin C: 2 mg.

– Canxi: 74 mg

– Sắt: 2,8 mg.

– Phospho: 113 mg

– Chất béo: 0,6 gm

– Carbohydrates: 62,5 gm

– Protein: 2,8 gm.

– Năng lượng: 239

Tính vị, tác dụng:

Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả Me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.

cay me

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả Me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.

Vỏ Me thường dùng làm thuốc cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.

cay me

Cách dùng: Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày 2-6g. Vỏ phơi khô, tán bột rắc hoặc sắc uống. Gỗ cây dùng sắc. Lá nấu nước tắm.

Bạn có thể sử dụng trái me ăn như một loại quả tươi ngon, hoặc làm mứt, xi-rô, tương ớt, dưa, làm bánh kẹo đều được.

Vị thuốc từ cây me

Me được biết đến như là gia vị không thể thiếu khi chế biến các món canh chua. Trái me chín sấy khô cũng là món mứt “khoái khẩu” của nhiều người. Chưa hết, vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt của me còn được phát huy công dụng làm thuốc để chữa một số bệnh khá hiệu quả. Thuốc từ quả me rất dễ làm, lại hiệu quả.

cay me

Theo Đông Y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Me còn chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bởi lớp thịt vị chua, ngọt. Trong trái me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid. Chúng giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt…

Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn:

Phụ nữ có thai chán ăn, hay nôn oẹ dùng nước cơm quả me rất tốt.

30g quả me xanh, 10g đường trắng. Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5-7 lần ô mai me.

Có thai, chán cơm hay nôn nghén: Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.

Có mang táo bón hay người già táo bón mạn tính: gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.

me da

Một li đá me cho ngày mới thêm tuyệt vời

Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa:

Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường vừa đủ. Đun nhỏ lửa và đảo đều, sau đó trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai, mỗi ngày ngậm 3 – 6 lần.

Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

cay me

Ô mai ME!

Có tính nhuận tràng cao

Quả me có lớp vỏ ngoài cứng dễ vỡ, trong chứa một chất cơm màu đỏ nâu, vị chua ngọt. Cơm quả chứa 10% axit hữu cơ, pectin, kali bitartrat nên có tác dụng nhuận tràng.

cay me

Nước me là loại nước giúp nhuận tràng nhẹ, đặc biệt với người thường bị táo bón. “Sữa me” giúp chữa bệnh kiết lỵ bằng cách tán nhuyễn hạt me chung với một ít đường và thì là để dùng từ 2-3 lần/ngày. Nhờ vào các đặc tính mang tính y học cao, trái me còn được dùng để điều trị một số bệnh lý có liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa rất hiệu nghiệm.

Chống oxy hóa

Me là một nguồn chất chống oxy hóa phòng chống ung thư. Hạt me có tác dụng như chất chống oxy hóa nhờ chứa oligomeric proanthocyadin, thành phần hóa học tương tự có trong hạt nho. Trái me còn giúp hạ cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim.

Trị sốt rét, dịch tả

– Lá me được dùng như trà thảo dược giúp trị sốt rét. Hỗn hợp chiết xuất từ lá me và cồn 950 giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt… Ngoài ra, bài thuốc khác của me cũng giúp trị sốt là nấu chung 30g thịt me với 1/2 lít sữa, thêm ít cây đinh hương, đường, trái chà là, bột bạch đậu khấu, long não, sau đó, chiết lại còn khoảng 15gr để uống.

– Trái me cũng có tác dụng giảm sốt và bảo vệ chống lại cảm lạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách lấy một ít thịt me và đổ một lít nước sôi trong nó rồi uống trong 1 giờ. Bạn có thể hòa thêm chúng với chút mật ong khi uống nếu muốn nước me ngọt hơn. Điều này sẽ làm giảm nhiệt độ trong một vài giờ.

Trị chứng hay chảy máu chân răng:

3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày.

Sử dụng như là một thứ nước súc miệng hiệu quả cho bệnh viêm họng

Phòng và chữa viêm lợi, viêm nha chu: Vỏ cây me 100g, sắc lấy nước dùng để súc miệng ngày 2 lần sáng tối.

Bệnh gan mật vàng da:

Thịt quả me 20-120g pha đường đủ ngọt uống trong ngày. Trẻ em 3 tuổi: 5g, 5 tuổi: 10g, 12 tuổi: 30g. Quả me nghiền nát bỏ xơ. Cứ 50g thịt quả me trộn với 125g đường cho vào 500g đun còn 200g. Để uống chữa sỏi mật đồng bào vùng Đồng Tháp Mười dùng hạt rang vàng xay bột mịn uống với nước đun sôi để nguội.

Lợi mật :

Thịt me khi được kết hợp với mật ong, sữa, gia vị hoặc trái chà là còn có tác dụng kích hoạt hữu hiệu hoạt động của túi mật. Để uống chữa sỏi mật, đồng bào vùng Đồng Tháp Mười dùng hạt me rang vàng xay bột mịn uống với nước đun sôi để nguội.

Chữa sốt do nắng nóng:

Bạn có thể lấy thịt me và đổ nước sôi vào và để trong 1h. Sau đó cho thêm chút mật ong ấm và uống để giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

Dùng 15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.

Giúp giảm đau nhức xương khớp:

100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

– Thịt me, lá và hoa được kết hợp với nhau trong nhiều bài thuốc đông y để đắp vào các khớp bị đau và sưng.

Viêm kết mạc

Me cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me giúp điều trị hội chứng khô mắt vì có chứa chất polysaccharide – chất kết dính, cho phép bám vào các bề mặt của mắt lâu dài hơn so với các chế phẩm mắt khác.

Tiêu hóa thức ăn :

Me giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Tiêu chảy và bệnh lỵ :

Những màu đỏ bao phủ bên ngoài hạt me còn là một liệu pháp khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy và bệnh lỵ.

Giúp giảm đau nhức xương khớp:

100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Thoa trong 7 ngày.

Rôm sảy, mẩn ngứa :

Là liều thuốc để chữa bệnh viêm da. Trẻ em mùa hè rôm sảy, mẩn ngứa dùng một nắm là me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày. Kem thoa và thuốc đắp chế biến từ vỏ cây me có tác dụng giảm đau nhức ngoài da vì chứng phát ban.

Táo bón ở phụ nữ mang thai và người già :

Gỗ me 100g, sắc uống hàng ngày thay nước trà.

Tẩy giun :

Hạt me 4-8g, quả giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

Chảy máu ngoài da :

Cầm máu bằng rắc bột vỏ cây me hoặc giã đắp.

Tẩy giun :

Hạt me rang chín tán bột 190g, 160g bột quả giun (sử quân tử đã bào chế kỹ tránh gây nấc), đường vừa đủ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi sáng 3 viên uống 3 sáng liền. Không phải dùng thuốc tẩy.

Chữa tăng huyết áp:

Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Làm lợi tiểu:

Lấy 10 – 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị tiểu đường:

Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày.

Trị nước ăn chân:

Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.

Chữa rắn cắn:

(chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã nát pha chút nước rồi ép lấy nước cốt uống còn ba đắp nơi rắn cắn.

Sâu quảng :

Lấy vỏ cây me cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi khô, tán bột mịn, rắc làm thuốc cầm máu hoặc nhào với nước làm thành bánh đắp chữa sâu quảng.

Khử trùng :

Hãy ăn me đề phòng tình trạng bị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Thịt của quả me kết hợp với nước sẽ tạo thành chất keo giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, còn kết hợp với muối là thuốc thoa giúp trị đau nhức xương khớp. Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ trái me còn giúp khử trùng đường ruột. Hạt me giúp trị tiêu chảy, giun sán và loại trừ những ký sinh trùng sống bám trong đường ruột chỉ sau 48 giờ.

Đắp vết bỏng :

Còn lá me giã nát đắp lên vết bỏng giúp giảm sưng tấy và mau lành, rất công hiệu. Hạt me còn giúp bình ổn chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nước sắc từ me có lợi cho nướu răng và bệnh hen suyễn, viêm mắt. Nước rễ me có tác dụng chữa chứng đau ngực và bệnh phong, hủi.

Hỗn hợp chiết xuất từ lá me và cồn 95o giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt…

Giải nhiệt ngày hè:

cay me

20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.

Theo các tài liệu chuyên đề “Cây thuốc dân gian vùng Caribê” của UNESCO (1984) và sách Những cây họ đậu nhiệt đới nguồn tài nguyên tương lai của Viện Hàn lâm Mỹ (1970) còn nói đến các công dụng khác của me: Vỏ sắc nước chữa hen suyễn…, lá non giã đắp vào chỗ đau của thấp khớp cấp, thịt trái me có hoạt tính chống sỏi thận. Ở Đôminica trong bài thuốc bảo vệ gan, có thành phần của me. Hoa me là nguồn quan trọng để nuôi ong lấy mật, làm thức ăn, thuốc.

Ở Thái Lan, người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước hãm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm thuốc giúp tiêu hoá.

Ở Trung Quốc, quả Me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.

Trong tiếng lóng ở Mexico (đặc biệt là tại Thành phố Mexico), thuật ngữ me còn dùng để chỉ những người làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông, do màu quần áo của họ giống như màu vỏ quả me.

Công dụng

cay me

Cùi thịt, lá và vỏ thân cây có một số ứng dụng trong y học. Ví dụ tại Philipin, lá của nó được dùng trong một số loại trà thuốc để giảm sốt rét. Nó còn là một thành phần chủ yếu trong đồ ăn ở miền nam Ấn Độ, tại đó nó được sử dụng để làm sambhar (gia vị trong súp đậu lăng với nhiều loại rau), cơm pulihora, và nhiều loại tương ớt. Me có sẵn trong mọi cửa hàng bán đồ ăn kiểu Ấn Độ trên toàn thế giới. Nó được bán như là một loại kẹo ở Mexico (ví dụ loại kẹo pulparindo) và xuất hiện trong nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á (quả khô ướp muối hay quả khô tẩm đường trong đồ uống lạnh, kem que v.v). Do các tính chất y học của mình lên nó còn được dùng trong y học Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường tiêu hóa nói chung.

Thịt me phơi khô là thành phần quan trọng trong gia vị của Ấn Độ và Trung á. Me còn dùng cho các món salad, súp, cơm của người Indonesia hoặc nước sốt chua ngọt của người Trung Hoa. Me là một loại thực phẩm phổ biến ở Mexico và nó được làm thành nhiều loại kẹo.

Cùi thịt của quả me được dùng như là một loại gia vị trong ẩm thực ở cả châu Á cũng như ở châu Mỹ Latinh và nó là một thành phần quan trọng trong nước sốt Worcestershire và nước sốt HP. Cùi thịt quả non rất chua, vì thế nó thích hợp trong các món ăn chính, trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn và có thể sử dụng như là một loại đồ tráng miệng, làm đồ uống hay làm đồ điểm tâm.

Người Việt dùng me cả khi sống và chín để tạo hương vị chua thanh dễ chịu cho các món ăn, nhất là món canh chua truyền thống của người Nam Bộ. Bạn có thể trộn đều hai chén thịt trái me nhão với một miếng gừng tươi cắt nhỏ và bốn trái ớt xanh được nghiền nhuyễn với nước, hai muỗng cà phê bột rau thì là nướng, một muỗng cà phê muối, sáu muỗng cà phê đường cát mịn thành hỗn hợp hơi khô. Khi dùng cho thêm chút nước bạn sẽ có món tương me vừa ngon miệng mà lại dễ chế biến.

– Trái me đôi khi cả lá me non được dùng nấu canh chua, vị chua của me thơm và tốt hơn là dùng dấm.

– Trái me chín được dầm ra pha với nước chấm tạo hương vị đặc biệt. Nước mắm me được người dân miền Nam sử dụng để chấm với các loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.

– Trái me chín được dầm ra pha với nước chấm tạo hương vị đặc biệt. Nước mắm me được người dân miền Nam sử dụng để chấm với các loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.

– Me được lấy làm gia vị trong các món canh chua, cua rang, còng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên, kho cá linh, cá mè, làm kẹo me, nước đá me và làm mứt me…

– Lá me bánh tẻ góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa nhậu, trong món bánh xèo. Lá đó cũng như trái sống nấu canh chua thì tuyệt hảo. Lá thì cứ việc cho thẳng vào nồi canh chua còn trái sống khi nấu chín vớt ra lọc lấy nước chua.

Trước đây canh chua me các loại thủy, hải sản hấp dẫn như canh chua cá lóc, cá trê, canh chua lươn, canh chua tôm, canh chua viên cá linh xay, cá linh nguyên con… nay đầu bếp chuyển sang những nồi canh chua thịt gà, thịt vịt lạ miệng gây hứng thú mới. Cái vị chua thanh của me từ lâu còn hiện diện các tô canh chua chay và nhiều món chay khác.

– Thịt của trái me có thể dùng để chế mứt (Me chua cũng như me ngọt làm mứt đều khoái khẩu), me muối, kẹo me hoặc các thức uống (nước đá me hấp dẫn trên vùng khí hậu nắng nóng) cũng như làm gia vị trong các món súp, cua rang, còng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên. Lá me còn góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa tiệc, trong món bánh xèo

– Mứt me cũng được nhiều người yêu chuộng trong ngày tết.

– Me trái lớn, còn sống được ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hay với mắm ruốc ớt rất ngon.

– Me chín bỏ hột ngào đường dùng để ăn hay chan lên bánh tráng nướng.

– Trái me non, hột chưa phát triển thân dẹp, được dầm ra, ăn với nước mắm, đường, ớt.

– Từ quả me có thể chế biến thành ô mai, mứt, xirô… những món ăn, nước uống có tác dụng giải khát, giải nhiệt, giải cảm nóng, cảm nắng.

Để làm ô mai, người ta lấy những quả me còn xanh, cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ với gừng tươi cho thật nhuyễn, lược bỏ xơ, thêm đường vào đủ ngọt. Sau đó đun nhỏ lửa, đảo đều cho bớt nước, trộn với bột cam thảo vừa đủ khô để nặn thành bánh, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Đây là một món ăn ngon, đồng thời là vị thuốc có tác dụng chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá, chống nôn. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngậm nhiều lần trong ngày, vừa ngon miệng, vừa chóng khỏi bệnh.

– Quả me còn được chế biến thành mứt. Mứt me cũng được nhiều người yêu chuộng trong ngày tết. Kỹ thuật chế biến mứt me khá công phu, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và thời gian, tính từ khi làm đến lúc có mứt ăn mất cả tuần lễ. Mứt me khéo chế biến có màu vàng trong, bóng mượt, thường được bọc trong giấy kính bán trên thị trường, nom rất hấp dẫn, gợi thèm ăn, được coi là một loại mứt ngon trong các mứt tết.

– Nước me là loại giải khát quý, không chỉ làm hết khát nhanh, giải nhiệt mà còn có tác dụng giải cảm nóng, cảm nắng.

– Me ngày nay còn được cho vào các thức ăn nhanh đóng gói dạng “mì ăn liền” nhưng chất lượng và mùi hương đã giảm đi nhiều.

Me trái lớn, còn sống được ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hay với mắm ruốc có ớt rất ngon. Loại này thường được bán rong ở các trường học trong miền Nam. Tuy nhiên, một số người bán xử lý không kỹ dễ nhiễm bẩn có thể gây tiêu chảy.

– Me chín bỏ hột ngào đường dùng để ăn hay chan lên bánh tráng nướng.

– Trái me non, hột chưa phát triển thân dẹp, được dầm ra, ăn với nước mắm, đường, ớt hay đôi khi dầm thêm vào với dái mít rất ngon.

cay me

Bảo quản :

Me chua quý nhưng có mùi vì vậy người ta phải lo muối me để có me xài quanh năm. Muối me: trái chín, bỏ vỏ chỉ lấy thịt trái đặc sệt nâu sậm, chua thơm cho muối vào giữ chống hư mốc. Ở miền Nam, nhất là trên những vùng đất cây me có từ lâu đời, trái nhiều người ta làm me muối từ lâu.

Nếu muốn bảo quản cơm quả me dùng dần, ta có thể làm xirô me như sau: hái me chín đem về bóc vỏ ngoài, lấy 200g cơm quả nghiền nát, bỏ hết xơ, trộn với 200ml nước đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi gần quánh.

Đun 1,5kg đường kính trắng với một lít nước đến sôi, vớt bọt nổi ở trên, lọc nóng ta được xirô. Trộn dịch me đã nấu với xirô tỷ lệ 1/2, ta có xirô me. Khi dùng pha một phần xirô me với 3 – 4 phần nước đun sôi để nguội.

Công dụng khác :

cay me

– Do tỷ trọng riêng lớn và độ bền của nó, lõi gỗ của cây me có thể dùng để đóng đồ gỗ và làm ván lót sàn. Gỗ lấy từ lõi gỗ của cây me có màu đỏ rất đẹp.

Cây me rất phổ biến ở miền nam Ấn Độ, cụ thể là tại khu vực Andhra Pradesh. Tại đây, nó được trồng để tạo bóng mát trên các con đường, tương tự như cây sồi. Một số loài khỉ rất thích ăn quả me chín.

– Nước cốt me còn là một chất tẩy hữu hiệu cho các vật dụng trong gia đình có chất liệu là đồng thau, đồng hoặc các kim loại khác.

– Vì me có thân gỗ rất bền bỉ nên thân cây me già thường được người Việt cưa ra làm thớt.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩađịa điểm mua cây me, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Nguồn Tổng Hợp