Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sứ Thái

cay hoa su

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA SỨ THÁI

cay hoa su

1/ Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ:
Sứ là loại cây ưa sáng, từ 70%-100% ánh sáng chiếu trực tiếp, trong 8-12 giờ mỗi ngày là tốt. Nếu ánh sáng ít hơn cây sứ phát triển nhanh nhưng cành ẻo lả, dễ ngã đổ, lá to, mỏng, xanh đậm, ít hoa và quan trọng hơn là dễ bị thúi ủng nếu trồng ở môi trường dư nước. Khi cây sứ đủ nắng thì phát triển chậm, cứng chắc và rất nhiều hoa, đặc biệt bộ củ cũng rất đep. Vì những lý do đó mà cây sứ thường được trồng ở những nơi nắng nhiều, hơi khô hạn, diện tích đất hẹp (trồng chậu, bồn hoa…) trừ 1 so vùng đất cát ven biển thì sứ được trồng xuống đất cát do không bị úng nước, tránh được hiện tượng thối củ.

Nhiệt độ môi trường có liên quan mật thiết với độ thông thoáng và cường độ ánh sáng. Nếu ở nơi tù túng về không gian, nắng chiều thì nhiệt độ tăng cao, cây sứ phát triển không mạnh, lá thường bị cuốn bờ mép.ngược lại những nơi dù nắng 100% nhưng trống trải, nhiều gió thì cây sứ vẫn phát triển tốt (với điều kiện đủ nước).

2/ Nước tưới
Cũng như tất cả các loài cây trồng, sứ cũng cần nước để sống và phát triển, điều quan trọng nhất là sứ không chịu úng nước, do sứ là cây mọng nước, tức là có khả năng tích trữ nước (trong thân, lá, rễ, cũ) nên cây sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt, có khi 1-2 tháng không tưới cây sứ vẫn không chết, chỉ khô héo quắt lại, nhưng khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, có nước đầy đủ thì cây sứ lại phát triển tiếp.

Tùy theo chất liệu trồng mà ta có cách tưới hợp lý. Chú ý theo dõi sau mỗi lần tưới thì đến bao lâu đất trong chậu, bồn hoa trồng sứ khô xuống đến 1/3 chậu, tính từ lớp mặt, bấy giờ ta có thể tưới lại được. Nếu chất liệu trồng tơi xốp (phân rơm, rác mục) thì ta có thể tưới nước mỗi ngày.

Chất lượng nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sứ. Độ PH từ 5.5-6, 5 là tốt, dưới 5, 5 thì hơi chua phải bón thêm vôi. Nước bị nhiễm sắt thì cũng không tốt cho sứ, cây sẽ chậm phát triển, rễ bị cùn, lá không xanh, nhỏ lá quăn queo.

3/ Đất trồng
– Độ tơi xốp của đất quyết định chất lượng phát triển của cây, đất xốp rễ phát triển tốt, cây tăng trưởng mạnh mẽ.
Đất cát pha, phân rơm mục, phân rác bột dừa, cát sạch, phân chuồng tro trấu-là những chất liệu thường được các nhà nuôi trồng sử dụng.

Đề nghị 1 số đất trồng sứ như sau:
1) 6 tro trấu + đất rác + 1 cát + 1 phân chuồng ( các nhà vườn sản xuất ở TPHCM )
2) toàn bộ là phân rơm mục ( nhà vườn sađéc)
3) 4 cát + 1 phân chuồng (vùng miền trung, vùng ven biển )
Thật sự ta phải chú ý loại hỗn hợp đất ta sử dụng để có cách chăm sóc, tưới nước, bón phân hợp lý.Mỗi chất liệu đều có những ưu khuyết điểm khác nhau, nếu nắm rõ thì chất liệu nào cũng tốt

4/ Phân bón
Sứ là cây mọng nước, rễ phát triển thành củ, nên trong thành phần phân vô cơ căn bản (NPK) thì P và N giữ vai trò rất quan trọng. Khi bón cho sứ ta nên bón sao cho tỷ lệ P (lân) và kali phải bằng hoặc lớn hơn thành phần N (đạm). Có như vậy thì cây sứ mới phát triển bình thường, nếu bón nhiều đạm thì cây sẽ phát triển nhanh, hơi mỏng cây, dễ ngã đổ và dễ thúi do cây dễ bị tổn thương nếu điều kiện môi trường khắc nghiệt (nắng nhiều, hoặc mưa nhiều). Ta có thể bón phân NPK cho sứ theo các tỷ lệ sau:
a. Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau 1 đợt hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang. Dùng phân NPK:15-30-15, 20-20-20.Liều lượng 2gr/1 lít nước, 15 ngày bón 1 lần
b. Giai đoạn cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa, cây đã có nhiều lá, nhánh phát triển tốt, dùng phân NPK;6-30-30 liều lượng 2gr/1 lít nước, 15 ngày bón 1 lần.

– Ngoài các phân vô cơ căn bản, sứ cũng cần các phân trung lượng vi lượng để bổ sung cho cây trong quá trình phát triển (như ca, Mg, Zn, **, Bo, Mn, , , ) những loại phân này có thể bón ở dạng các loại phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc ta sử dụng các loại phân hữu cơ (rác, chuồng, vi sinh…) cũng có đủ để cung cấp cho cây.

– Như đã nói ở trên, phân hửu cơ cũng dùng bón cho sứ như phân rác cũ, phân chuồng (bò, heo, gia cầm…), phân vi sinh…nói chung các loại phân này đều bón được cho sứ nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để không làm cây bị hư do bón quá liều. Đối với nhà muôi trồng sản xuất, thường dùng phân hữu cơ tổng hợp có bán sẵn trên thị trường như phân Dynamic, Growel, lân vi sinh sông gianh…cũng rất tốt.

– Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày

– Chú ý không bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ, cháy hoa

5/ Phòng trừ sâu bệnh
– Sâu thường gặp là sâu xanh, rất to, đây là giai đoạn ấu trùng của con ngài đêm (bướm đêm) và thường chỉ ăn các loại cây họ Apocynaceae. Ta nên xịt thuốc khi phát hiện đọt non có vài dấu đen, chảy nhựa.Còn nếu ta trồng chơi vài cây thì chú ý bắt sâu, hoặc lượm trứng sâu non trên đọt non. (trứng như trứng cá, màu xanh non).

– Các loại rầy trắng cũng là dịch hại đối với sứ cả trên lá non lẫn bộ rễ. Ngoài ra nhện đỏ cũng rất hại sứ, làm rụng lá và cây suy kiệt, chậm phát triển. Các loại rầy và nhện đỏ đều có thuốc đặc trị ở các nhà sản xuất thuốc trừ sâu như Sherpa, Bi 58….

– Bệnh đáng sợ nhất ở sứ là bệnh thối ủng, đây là loại bệnh làm cho ta mất ăn mất ngủ với cây sứ. Chất liệu trồng, phân bón và nguồn nước tưới là những tác nhân gây bệnh rất khó lường. Tốt nhất cứ 1 tháng xịt thuốc nấm chống úng 1 lần.

-Ngoài ra sứ cũng bị bệnh tuyến trùng, do chất liệu đất trồng không sạch, tuyến trùng ảnh hưởng mạnh đến bộ rễ sứ làm rễ chậm phát triển, sần sùi và đây cũng là 1 trong những tác nhân làm thúi củ sứ.

Sưu Tầm Và Biên Soạn