Cây Hoa Bồ Công Anh Có Mấy Loại ?

cay hoa bo cong anh

CÂY HOA BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI ?

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) thì cây Bồ công anh trong tiếng Việt để chỉ ít nhất ba loài thực vật khác nhau, đó là:

1- Cây Bồ công anh Việt Nam (chữ “Việt Nam” mới thêm vào để khỏi nhầm với hai loại cây còn lại), phổ biến ở miền Bắc và bắc Trung bộ.

Cây Bồ công anh Việt Nam còn gọi là Rau bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mót mét, Mũi mác, Diếp trời, Rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L. Thuộc Chi Rau diếp (Lactuca), Họ Cúc (Asteraceae) .

[​IMG]
Cây Bồ công anh Việt Nam

2-Cây Bồ công anh Trung Quốc (Chữ “Trung Quốc” thêm vào để tránh bị lầm lẩn) là loại cây Bồ công anh được ghi trong các sách Trung Quốc. Còn gọi là cây Bồ công anh lùn, có tên khoa học Taraxacum officinale F. H. Wigg. Thuộc Chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg., Họ Cúc (Asteraceae).

cay hoa bo cong anh
Cây Bồ công anh Trung Quốc

3-Cây Chỉ thiên, được nhân dân một số vùng ở Miền Nam gọi là Bồ công anh, và dùng như bồ công anh Trung Quốc.

Chỉ thiên hay còn gọi cây Thổi lửa, cỏ Lưỡi mèo, cỏ Lưỡi chó, Co tát nai (dân tộc Thái), Nhả đản (dân tộc Tày), một số thầy lang hay gọi là Tiền hồ nam. Trong các sách Trung dược, cây có tên là “Khổ địa đảm”, “Thiên giới thái”, “Thổ sài hồ”, “Thổ bồ công anh”, “Xuy hỏa căn” (rễ Thổi lửa), “Thiết tảo trửu” (cái Chổi sắt) …

Tên khoa học là Elephantopus scarber L. họ Cúc (ASTERACEAE)

[​IMG]
Cây Chỉ thiên (còn gọi là Bồ công anh) ở Miền Nam

Cả ba loài cây trên đều có tên là cây Bồ công anh, vừa là cây rau, cây thuốc và dùng làm trà.

Do tính dược khác nhau của mỗi loài cây, nhất là các toa thuốc nam trị bệnh có liên quan đến sức khỏe người dùng nên ta cần phải phân biệt rõ ràng đặc điểm thực vật và tính năng dược liệu của ba loài cây này để tránh sự ngộ nhận đáng tiếc xảy ra.

Sưu Tầm Và Biên Soạn