Cây Bồ Kết Và Công Dụng Của Cây Bồ Kết

cay bo ket

CÂY BỒ KẾT

Cây Bồ Kết hay còn gọi là cây bồ kếp, cây chùm kết, cây tạo giác, cây tạo giáp, cây trư nha tạo giác; tên khoa học là Fructus Gleditschiae. , thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).

cay bo ket
Cây Bồ Kết là loại cây sống lâu năm, thân có gai, hạt giống hình hạt đậu. Mỗi quả bồ kết trung bình có từ 30 – 40 hạt. Hạt bồ kết có chứa một hàm lượng lớn dầu thực vật. Vì vậy, gội đầu thường xuyên với bồ kết sẽ giúp tóc đen và óng ả.

cay bo ket

Phân Loại Cây Bồ Kết: Bồ kết tây, bồ kết ba gai.

Đặc Điểm Của Cây Bồ Kết:
Bồ kết ba gai : danh pháp khoa học là Gleditsia triacanthos, là một loài cây gỗ lá sớm rụng có nguồn gốc ở miền đông Bắc Mỹ. Nó chủ yếu được tìm thấy trong các vùng đất ẩm ướt ven các thung lũng sông từ đông nam Nam Dakota kéo dài về phía nam tới New Orleans và miền trung Texas và về phía tây tới trung Pennsylvania.

cay bo ket
Bồ kết tây : có tên khoa học là Albizzia lebbek Benth, cây có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và Australia, được gây trồng lấy bóng mát, và có chùm hoa đẹp. Là cây gỗ trung bình, cao 10-15m, phân cành nhánh nhiều, thưa, màu xám trắng. Lá kép lông chim 2 lần, với 10-18 đôi lá phụ dạng bầu dục thuôn đều cả 2 đầu, màu xanh nhạt. Cụm hoa hình đầu ở nách lá, trên một cuống ngắn. Quả dẹt, màu vàng rơm bóng, nổi rõ các hạt. Cây trồng bằng hạt, mọc khoẻ.

cay bo ket cay bo ket

Công Dụng Của Cây Bồ Kết:
Quả bồ kết (tạo giác – Fructus Gleditschiae) là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
Hạt bồ kết (tạo giác tử – Semen Gleditschiae) là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích – Spina Gleditschiae) là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.
Hạt bồ kết: trong các sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc. Có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Dùng liều 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.
Gai bồ kết: có vị cay, tính ôn không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa. Liều dùng 5 – 10g dưới dạng thuốc sắc.
– Hiện nay, một số bệnh viện dùng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột có kết quả, có thể dùng cho trẻ em cả người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay.

cay bo ket

Lưu Ý Về Cây Bồ Kết:
Trong cây bồ kết, cả trái, hạt, lá và vỏ đều có độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị trúng độc từ bồ kết có các triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.

Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.

Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…

Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…

Những người đang đói không nên dùng bồ kết vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.

Sưu Tầm Và Biên Soạn