Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng

Cây lộc vừng

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG

Cây lộc vừng hay cây chiếc, cây mưng có tên khoa học: Barringtoria. Lộc vừng là cây thân gỗ lâu năm, hoa lộc vừng nở thành từng chùm rũ dài, màu đỏ và có hương thơm.

Cây lộc vừng tượng trưng cho lộc, mang đến may mắn và thịnh vượng. Cây lộc vừng thường được trồng làm cây bóng mát, trồng trước nhà, trong sân vườn, đường phố…

Cây lộc vừng

Cách trồng cây lộc vừng:

Cây lộc vừng thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ (nước “hai” ảnh hưởng thủy triều) có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn.

Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoại mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới.

Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu…thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.

Cây lộc vừng

Kỹ thuật nhân giống cây lộc vừng

Nhân giống lộc vừng bằng cả 2 con đường: Hữu tính từ hạt đã “chín cây” và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây.

Song chiết cành “chắc ăn hơn”, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành “bánh tẻ”. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh “dẫn thủy – liền sẹo” khó phát rễ trong bầu đất), cạo sạch tơ (là mô phân sinh – tượng tầng) rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Cây lộc vừng

Cách chăm sóc cây lộc vừng:

Cây lộc vừng dễ chăm sóc.

Bệnh do tuyến trùng: Tuyến trùng ký sinh bên trong rễ gây hiện tượng u bướu rễ, đặc biệt những hệ thống rễ làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng để nuôi cây. Nghiêm trọng hơn là khi tuyến trùng chui vào bên trong rễ cây tạo vết thương vùng rễ từ đó tạo cơ hội cho các loại nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium tấn công gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm cành và cả cây. Triệu chứng phổ biến là cây có dấu hiệu vàng lá, phổ biến là những lá từ dưới gốc lên, cây chậm phát triển, còi cọc. Khi kiểm tra hệ thống rễ có những u bướu, với nhiều lỗ nhỏ, tròn màu nâu đến nâu đen có kích thước rất nhỏ.

– Khi đó cách ly các cây có hiện tượng bị bệnh, đến những nơi riêng biệt để trồng, chăm sóc (tốt nhất là 1 khu đất giữa cánh đồng lúa) để tránh lan truyền bệnh sang những cây khác. Áp dụng ngay các biện pháp chữa bệnh cho những cây bắt đầu có biểu hiện, và phòng cho những cây có nguy cơ bị bệnh bằng cách đánh lên, thay đất, trồng cây trong cát sạch và dùng thuốc Vifu-Super 5GR với liều lượng 0,2kg- 0,5kg, rắc hoặc hòa vào nước tưới cho 1 gốc cây (tùy theo cây to nhỏ khác nhau)

Để biết thêm thông tin về đặc điểm, ý nghĩađịa điểm mua cây lộc vừng, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.