Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Kè

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KÈ

Cây kè hay cây cọ là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, lá hình quạt chia thành nhiều thùy.

Cây kè có nhiều giống loại: kè bạc, kè xanh, kè nhật, kè đỏ… Cây kè mang ý nghĩa sinh tài, giữ của.

Cây kè hay cây cọ thường được trồng chậu trang trí nội thất, trồng làm cảnh trong khuôn viên, sân vườn, lối đi…

caykenhat4

Cách trồng cây kè:

Nên trồng ở nơi mà cây có thể đón được đủ ánh nắng mặt trời và đất có khả năng thoát nước tốt.
Nếu trồng cây trong chậu, bạn nên dùng đất trộn với một phần chất khoáng bón cho cây, một phần than bùn và một phần đất chậu. Cần nhớ rằng chậu phải có lỗ thoát nước dễ dàng.

cay ke bac

Cách nhân giống cây kè:

3 phương pháp chính:

– Phương pháp cơ giới: mài tách vỏ hạt.

– Phương pháp nhiệt: Công thức xử lí ở nhiệt độ nước 40oC đạt tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất, số ngày nảy mầm bình quân thấp nhất (30 ngày).

– Phương pháp hoá học: Ngâm hạt cọ trong dung dịch H2SO4 với nồng độ 4% trong 2h cho tỷ lệ nảy mầm của hạt cọ cao nhất so với các công thức khác.
Tuy vậy, còn có những phương pháp là phép tổng hợp của 3 phương pháp trên như:

– Mài vỏ hạt và ngâm trong dung dịch GA3(Gibberellic acid)

– Mài vỏ và ngâm trong nước ấm 40oC.

Kết quả:

Sau thời gian thử nghiệm thì trong 3 phương pháp xử lí hạt, phương pháp xử lí nhiệt với nhiệt độ nước 40oC ngâm trong 5 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất . Như vậy khi xử lí hạt cọ không cần dùng hoá chất, không cần tác động vào vỏ hạt để xử lí mà nên xử lí nhiệt.

Số hạt sau khi xử lý bằng nhiệt và gieo trong 30 ngày tỉ lệ nẫy mầm là hơn 50%, các hạt còn lại sau 20 ngày đạt tỉ lệ nẫy mầm 35 – 40 %. Do vậy khi gieo hạt cọ, tôi thường ươm trong thùng chứa đất sạch từ xơ dừa, hạt cắm đứng và cuốn nằm ở phía trên. Phủ xơ dừa 50 % hạt, chừa 50% ngoài không khí. Mỗi ngày đảm bảo hạt được phơi nắng buổi sáng đến trưa (khoảng 5 tiếng) và tưới nước 1 lần, đất tơi xốp và đủ ẩm.Sau thời gian 30 ngày, thường xuyên thăm chừng hạt nào đã nẫy mầm để vô bầu ươm.

Cây kè đỏ

Cách chăm sóc cây kè:

Giữ đất xung quanh cây luôn luôn ẩm. Tưới nước cho cây hàng ngày trong hai tuần đầu tiên sau khi trồng bằng cách để một vòi nước chảy chậm ngay ở gốc. Sau đó, giảm xuống còn 2 đến 3 lần một tuần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, không tưới nước vào giữa trưa.

Bón phân cho cây hai hoặc ba tháng sau khi trồng. Dùng phân bón theo hướng dẫn ghi trên bao bì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây.

Cây cọ hay cây kè phù hợp nơi đất thịt có cát pha giúp thoát nước tốt, có thể bón thêm phân hữu cơ như phân bò hoai mục, hân trùn quế, phân xanh rác mục…để tạo độ ẩm thường xuyên cho bộ rễ cây.

Nên trồng cây ngay sau khi bứng thì cây cọ kè mau phục hồi bộ rễ và không bị mất sức, khi bứng cây lưu ý dùng dụng cụ chuyên dùng cắt bộ rễ cọ kè liền mặt nhằm bảo vệ các mô rễ không bị dập hư.

caykenhat1

Phòng ngừa sâu bệnh:

Cọ kè thường bị các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện..tấn công làm giảm sức sống của cây, nên sử dụng các loại thuốc trừ BVTV chuyên dùng cho bọ cánh cứng hay rầy rệp phun phòng trừ.

Sưu tầm và biên soạn.